7 mẫu mắc COVID-19 liên quan Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 nhiễm biến chủng của Ấn Độ

GD&TĐ - Bộ Y tế cho biết, kết quả giải trình gene 7 mẫu ca mắc COVID-19 liên quan Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2, cho thấy thuộc biến thể B.1.617.2 biến chủng của Ấn Độ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ Y tế công bố sáng 11/5, kết quả giải trình tự gene do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thực hiện sau khi lấy mẫu ở những bệnh nhân mắc Covid-19 tại một số địa phương để xác định nguồn gốc.

Theo Bộ Y tế, để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là việc xác định nguồn gốc các biến thể của virus SARS-CoV-2, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành giải trình tự gene các mẫu do các địa phương gửi về ở những bệnh nhân đã mắc COVID-19.

Kết quả giải trình tự gene một số mẫu ngày 11/5/2021 do các tỉnh gửi về như sau:

7 mẫu thuộc biến thể B.1.617.2 thuộc biến chủng của Ấn Độ từ các bệnh nhân có liên quan tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, trong đó

+ Vĩnh Phúc: 2 mẫu

+ Bắc Ninh: 2 mẫu

+ Lạng Sơn: 2 mẫu

+Nam Định: 1 mẫu

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng công bố một mẫu thuộc biến chủng B.117 của Anh liên quan bệnh nhân nhập cảnh từ Lào, đang cách ly ở Hải Dương.

Trước đó, Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm biến chủng B.1.617 của Ấn Độ. Đó là 4 chuyên gia Ấn Độ, cách ly tập trung tại khách sạn Như Nguyệt 2 (Yên Bái), nam lễ tân tại khách sạn này và 3 nhân viên quán bar Sunny (Vĩnh Phúc).

Như vậy, tại Việt Nam đã lưu hành 5 chủng virus SARS-CoV-2, bao gồm biến thể Ấn Độ, biến thể B.1.1.7 từ Anh, biến thể B.1.351 ở Nam Phi, chủng D614G ở châu Âu và chủng ban đầu ở Vũ Hán.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.