1. Nâng cao trí nhớ
Có lẽ khi nhìn thấy một đứa trẻ vẽ mà không có chút “cảm giác nghệ thuật” nào, phản ứng đầu tiên của người lớn sẽ là “sao vẽ nguệch ngoạc thế”, điều này không sai, nếu trẻ nhỏ vẽ hoàn toàn phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người lớn, vậy thì không còn là trí tưởng tượng nữa rồi.
Không phải tranh của trẻ không có ý nghĩa, chỉ là trong tư duy của người lớn chúng ta thiếu sự thấu hiểu đối với tác phẩm của trẻ.
Đối với trẻ, một vòng tròn nhỏ là một đóa hoa, hình người, vài đường kẻ đậm nhạt chính là một căn nhà, vài cái cây v.v… Nếu chúng ta quan sát cẩn thận thì Giáp cốt văn mà người xưa dùng cũng giống như “ký ức vô ý thức” của trẻ.
(Ảnh: Pixabay).
Các bé nghĩ đến những ký ức về sự vật bên ngoài trong đầu mình, sau đó dùng cách non nớt, ngây ngô để thể hiện. Thậm chí có những nhà tâm lý học cho rằng, sức sáng tạo của trẻ trước 5 tuổi là cao nhất, gần như có thể đạt đến mức của các họa sĩ lớn.
Nội dung mà các bé vẽ ra hoàn toàn không vô nghĩa, mà là lặp lại ký ức, chỉ là cách thể hiện không phải là cách mà người lớn chúng ta quen tiếp nhận.
2. Nâng cao khả năng quan sát
Khi con của bạn chỉ vào hình vẽ “kỳ lạ” trong tranh của mình và nói đó là nàng tiên, cổ tích, siêu nhân, vô địch…, đừng nhìn con bằng ánh mắt không tin tưởng.
Tuy tranh có hơi rối loạn, hình ảnh có chút khó hiểu, nhưng bạn có biết được những điều mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống hàng ngày xuất hiện với vai trò hoặc hình dáng như thế nào trong thế giới nhận thức của trẻ không?
Thật ra, đây chính là thể hiện khả năng quan sát của trẻ, các bé không phải chịu những sự hạn chế cố định nên có thể chú ý đến những chi tiết mà rất nhiều người lớn không thể chú ý đến, thế giới nội tâm của các bé đôi khi nhạy cảm hơn người lớn.
(Ảnh qua mafiamedia.org).
3. Nâng cao khả năng tưởng tượng
Vì sao chúng ta luôn khó mà hiểu được tranh của trẻ vẽ những gì?
Bởi vì khả năng tưởng tượng và năng lực nhận biết của chúng ta khác với trẻ. Người lớn đều thích những thứ quy tắc, chân thực, còn thế giới của trẻ thì đầy rực rỡ như cổ tích, hoa biết hát, mặt trời có râu, thỏ cầm bong bóng, TV có hai cánh tay… Đây chính là biểu hiện tốt nhất của khả năng tưởng tượng.
(Ảnh: Unsplash).
Đồng thời, cách dùng màu sắc cũng cho thấy khả năng tưởng tượng của các bé, trẻ tô màu theo sở thích, ý muốn của mình, con người màu đỏ, nhà màu xanh lá, mèo con màu xanh lam…
Vì vậy, đừng dùng ánh mắt “kỳ lạ” để hiểu thế giới mà các bé nhìn thấy, bởi vì trong mắt trẻ, vốn dĩ thế giới phong phú đặc sắc như thế.
4. Vẽ tranh giúp bày tỏ cảm xúc
Chuyên gia giáo dục Diester chỉ ra rằng: “Vẽ tranh một giờ đồng hồ đạt được nhiều thứ hơn là ngắm tranh 9 tiếng đồng hồ”. Đây cũng là lý do vì sao có rất nhiều chuyên gia tâm lý đôi khi yêu cầu người bệnh vẽ một bức tranh trước khi chữa trị cho họ.
Trong tâm lý học, trẻ nhỏ cũng vậy, thông qua phân tích tranh của trẻ sẽ có thể rút ra được căn nguyên cảm xúc, bệnh tâm lý của các bé.
Trẻ nhỏ có sự yêu thích và mong muốn được bày tỏ rất mạnh mẽ, những cảm xúc vui buồn hờn giận của các bé đều rất sống động. Khi mà trẻ còn chưa sử dụng được vốn ngôn ngữ phong phú để bày tỏ thế giới nội tâm của mình thì trẻ sẽ thông qua cách kết hợp giữa tay và não – như vẽ tranh chẳng hạn.
Cũng có nghĩa là, thật ra mỗi bức tranh đều viết nên tâm tư chân thật của trẻ, là cách mà trẻ thể hiện cảm xúc ra bên ngoài.
(Ảnh: Pixabay).
Cho bạn biết một bí mật nhỏ: nếu tranh của con bạn nét vẽ cứng, chồng chéo, lộn xộn, màu sắc ảm đạm, điều này cho thấy khi ấy có thể tâm trạng của trẻ không tốt. Ngược lại, nếu nét vẽ mềm mại, phong phú, màu sắc rõ ràng thì cho thấy tâm trạng của trẻ rất ổn, cảm xúc cũng rất tốt.
5. Hội họa khiến não trái và não phải cùng hoạt động
Trong cuộc sống thường ngày, mọi hành động chủ yếu là dùng não trái. Suy nghĩ vẽ gì, vẽ như thế nào cũng như kiểm soát vận động của tay, những điều này đều sẽ thúc đẩy não trái hoạt động.
Khi vẽ, trẻ sẽ rèn luyện được khả năng nhận biết đối với màu sắc, hình dáng, không gian một cách vô thức, những điều này đều có rất nhiều lợi ích đối với não phải.
Vì vậy, hội họa có thể đồng thời sử dụng cả não trái và não phải. Trong quá trình vẽ, trẻ sẽ không ngừng đột phá tư duy và những định thức vốn có. Khi tiếp nhận những điều mới từ thế giới bên ngoài, tìm được cảm hứng, não trái và phải sẽ đồng thời hoạt động.
(Ảnh: Pixabay).
6. Quá trình vẽ sẽ rèn luyện nhiều khả năng của trẻ
Bắt đầu từ việc tô màu đơn giản, trẻ sẽ không ngừng sáng tạo, từ những nét vẽ ban đầu đến khi hình ảnh mang ý nghĩa, rồi đến màu sắc, nội dung, khả năng sáng tạo sẽ được phát huy vô hạn.
Từ những tác phẩm hội họa cũng như quá trình vẽ của các bé, chúng ta có thể hiểu được rằng vẽ là quá trình tăng cường trí nhớ, thúc đẩy khả năng quan sát, rèn luyện trí tưởng tượng của trẻ.
Chúng được hình thành từ sự quan sát tinh tế, khả năng tư duy đối với hình ảnh, trí nhớ tốt, khả năng tưởng tượng sáng tạo, thêm vào đó là sự vận động hài hòa của tay và năng lực biểu đạt phong phú. Những khả năng này là điều mà các loại thuốc bổ không thể làm được!
(Ảnh: Pixabay).
7. Hội họa là một phương pháp biểu đạt tư tưởng
Hội họa là một loại hình nghệ thuật, có sức lôi cuốn giống như âm nhạc và vũ đạo, có thể nói đây là một cách biểu đạt tư tưởng của con người.
Dù là các tác phẩm hội họa của trẻ nhỏ hay người lớn đều mang yếu tố tình cảm cá nhân, nếu không tác phẩm sẽ rất cứng nhắc, không có sức sống. Vì vậy, nếu bạn muốn con mình từ nhỏ đã có ‘tế bào nghệ thuật’ thì hãy cho con học vẽ thử xem!