7 loại thực phẩm ăn cả vỏ, đừng gọt bỏ đi kẻo mất hết dinh dưỡng

GD&TĐ - Để tận dụng tất cả các chất dinh dưỡng thực phẩm mang lại, có một số loại rau củ nếu ăn cả vỏ sẽ tốt cho sức khỏe hơn là gọt bỏ vỏ.

Vỏ khoai tây là nguồn cung cấp chất xơ và khoáng chất. (Ảnh: ITN).
Vỏ khoai tây là nguồn cung cấp chất xơ và khoáng chất. (Ảnh: ITN).

Để tận dụng tất cả các chất dinh dưỡng mà thực phẩm mang lại, đôi khi bạn sẽ không muốn vứt bỏ phần vỏ. Trong nhiều trường hợp, vỏ là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất chính. Giới chuyên gia đã liệt kê 7 loại thực phẩm có khả năng tuyệt vời này.

Vỏ khoai tây là nguồn cung cấp chất xơ và khoáng chất quan trọng

Khoai tây là loại thực phẩm có thể ăn theo bất kỳ cách nào bạn muốn. Nó có thể được luộc, chiên, nướng, hầm,... Có nhiều lựa chọn cho các công thức và cách chế biến ngon từ khoai tây. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường bỏ vỏ và chỉ ăn phần cùi.

Trong khi đó, để tận hưởng tốt hơn những lợi ích của thực phẩm, lý tưởng nhất là bạn nên tiêu thụ tất cả các bộ phận của khoai tây - đặc biệt là vỏ - nguồn cung cấp chất xơ, khoáng chất như phốt pho, kali và kẽm, cần thiết cho sức khỏe.

Vỏ cà rốt cung cấp lượng beta-carotene dồi dào

Khi chế biến các món ăn có cà rốt, tốt nhất bạn không nên bỏ vỏ cà rốt vì đây là nguồn beta-carotene quan trọng - một chất chống oxy hóa có thể chuyển hóa thành vitamin A và chống lại hoạt động của các gốc tự do.

Cà rốt có thể được nấu cả vỏ và dùng để chế biến các món ăn khác nhau.

Vỏ cà chua là nguồn cung cấp lycopene, giúp phòng chống ung thư

Vỏ cà chua là một trong những nguồn chính cung cấp lycopene - một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư. (Ảnh: ITN).

Vỏ cà chua là một trong những nguồn chính cung cấp lycopene - một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư. (Ảnh: ITN).

Khi nấu ăn, một số người có thói quen bỏ hạt và vỏ cà chua. Tuy nhiên, đây không phải là một thói quen thông minh, hãy nhớ rằng vỏ cà chua là một trong những nguồn chính cung cấp lycopene - một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư (đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt).

Ngoài ra, vỏ cà chua còn là nơi tập trung chất xơ, và chất dinh dưỡng này rất quan trọng để duy trì hoạt động bình thường của hệ thống tiêu hóa.

Chế biến nhiều món ăn khác nhau với vỏ bí xanh

Bạn đã bao giờ thử làm món bí nướng với một chút muối và hạt tiêu? Để chuẩn bị công thức này, bạn chỉ cần cắt bí thành lát mỏng, nêm gia vị và cho vào lò nướng.

Chú ý, khi làm món này, bạn không cần phải loại bỏ vỏ. Theo giới chuyên gia, vỏ bí xanh có hàm lượng chất xơ và vitamin cao. Một số công thức nấu ăn bạn có thể thực hiện với vỏ bí xanh là mì ống, nước sốt, risottos...

Vỏ táo

Vỏ táo là nguồn cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa. (Ảnh: ITN).

Vỏ táo là nguồn cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa. (Ảnh: ITN).

Nhiều người có thói quen ăn táo cả vỏ trong khi một số người khác vẫn nhất quyết loại bỏ phần vỏ khi ăn táo hoặc dùng táo để chế biến các món ăn khác. Tuy nhiên, vì vỏ táo là nguồn cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa nên nó không thể thiếu trong chế độ ăn uống của bạn.

Bạn có thể sử dụng vỏ táo để chế biến món salad trái cây, bánh nướng, thạch và các loại đồ ăn ngọt khác.

Vỏ cà tím là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa

Có lẽ không có nhiều người biết vỏ cà tím là một trong những loại thực phẩm có lợi nhất cho sức khỏe: Rất giàu vitamin A, C, B và các khoáng chất như canxi, kali và kẽm, bên cạnh đó còn có chất chống oxy hóa anthocyanin (rất tốt để chống lại các gốc tự do).

Nhưng điều quan trọng là bạn chỉ nên ăn vỏ cà tím đã được nấu chín. Khi còn sống, nó có thể gây độc cho cơ thể vì có chứa chất solanine (một loại độc tố tự nhiên từ trái cây).

Nhưng, sau khi nấu chín, bạn có thể yên tâm rằng chất độc đã được loại bỏ. Bạn có thể chuẩn bị các công thức chế biến cà tím xào, nhồi, tẩm bột, v.v..

Vỏ Kiwi giàu chất chống oxy hóa

Vỏ kiwi có chất chống oxy hóa cao gấp ba lần so với phần cùi. (Ảnh: ITN).

Vỏ kiwi có chất chống oxy hóa cao gấp ba lần so với phần cùi. (Ảnh: ITN).

Kiwi là một trong những loại trái cây nên được ăn cả vỏ. Vỏ kiwi có chất chống oxy hóa cao gấp ba lần so với phần cùi. Do đó, khi chế biến nước trái cây, salad trái cây và các công thức nấu ăn khác cùng với kiwi, hãy nhớ đừng bỏ vỏ.

Theo ng.opera.news

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ