7 gợi ý giúp các cặp vợ chồng chung sống hòa hợp

Theo các chuyên gia tâm lý, trong khoảng 5 năm đầu của hôn nhân, các cặp đôi thường rất khó tránh được những mâu thuẫn xung đột. Để tránh việc “va đập” gây ra những tổn thương, đổ vỡ đáng tiếc thì các cặp vợ chồng cần học cách sống hòa hợp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Mâu thuẫn triền miên chỉ sau hai tháng lấy nhau

Anh Dũng (ở Hà Nội) cho biết: "Vợ chồng yêu nhau từ thời là sinh viên. Chúng tôi quen biết nhau khi cùng ở chung xóm trọ. Yêu nhau được hơn 4 năm thì xin gia đình hai bên cưới.

Trước đó cả hai chưa từng một lần sống thử. Trong khoảng thời gian yêu nhau, hai người có khá nhiều lần cãi vã nhưng không lần nào quá nghiêm trọng vì có lẽ cả hai người còn có tính trẻ con. Tôi là người sống vui vẻ với mọi người và ít khi chia sẻ nỗi buồn cùng ai, kể cả vợ. Vợ tôi thời còn yêu là người hiền lành và ngoan ngoãn, lễ phép, biết ăn nói.

Sau khi làm đám cưới được khoảng 2 tháng vợ chồng tôi bắt đầu nảy sinh cãi vã. Mặc dù hiểu cảnh vợ đi làm dâu có nhiều điều khó khăn, mặc dù đã hiểu và quan tâm chia sẻ tâm tư cùng vợ, luôn nhường nhịn và chiều vợ nhưng rồi vợ chồng tôi vẫn không tránh được việc cãi vã".

Khi yêu, những lần cãi nhau anh Dũng luôn là người nín nhịn, chủ động làm hoà. Về làm dâu, chị vợ cũng như nhiều phụ nữ khó tránh khỏi chuyện không hài lòng giữa mẹ chồng nàng dâu. Vợ chê mẹ, anh Dũng là người hứng trọn. Rồi mẹ cũng có ý kiến về con dâu là người đứng tôi chỉ biết nhắc nhở nhẹ vợ.

Con ra đời chưa đầy một tháng, vợ chồng anh Dũng cãi nhau và chị vợ nằng nặc đòi về ngoại mà không được sự đồng ý của phía gia đình nhà chồng. Vợ tự gọi xe ở quê ngoại lên đón về, rồi trước tết 8 ngày vợ mới cho con quay về và ở đến Rằm tháng Giêng.

Trong một lần cãi vã, vì quá bất bình và không kiềm chế được, anh Dũng đã tát vợ một cái. Vợ anh Dũng vội vàng ôm con chạy ra sân như muốn bỏ đi, anh Dũng giữ lại nhưng vợ anh tiếp tục nói láo. Mâu thuẫn vợ chồng anh Dũng vì thế càng ngày càng trở nên căng thẳng mà nguyên nhân chỉ từ những việc không đâu.

Bản thân anh Dũng thấy mình đã nhún nhường, đã nhịn nhiều nhưng dường như mọi việc càng ngày càng trở nên căng thẳng. Anh cảm thấy mối quan hệ vợ chồng luôn bị bật căng như dây đàn. Vì vậy việc dung hòa mối quan hệ vợ chồng quả thật là điều vô cùng khó khăn.

7 gợi ý của chuyên gia về sự hòa hợp vợ chồng

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài Tư vấn tâm lý tình cảm 1088 cho rằng, chuyện mâu thuẫn vợ chồng như câu chuyện của vợ chồng anh Dũng ở trên không phải là cá biệt.

Đặc biệt những cặp vợ chồng sống trong những năm đầu đời, hai cái "tôi" khác biệt, việc "va đập" giữa hai cái "tôi" là việc khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để tránh việc "va đập" gây ra những tổn thương, đổ vỡ thì các cặp vợ chồng cần học cách chung sống hòa hợp cùng nhau.

Theo đó, có nhiều cách để giúp các cặp vợ chồng sống với nhau hòa hợp, trong đó có những gợi ý sau:

Ngừng cố gắng thay đổi đối tác: Mong đợi bạn đời thay đổi hành vi suốt đời sẽ đưa bạn vào ngõ cụt. Tuy nhiên bạn có thể giúp người bạn đời của mình thay đổi khi bạn cho cô ấy động lực.

Thay vì yêu cầu hay đòi hỏi thì bạn là người cho bạn đời những động lực để giúp cô ấy hoặc anh ấy hoàn thiện mình. Nếu bạn cho cô ấy hoặc anh ấy biết rằng bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, gắn bó hơn và sẵn sàng đáp lại, điều đó có thể khiến bạn đời của bạn có thể "dời núi, lấp sông".

Đừng cho rằng bạn biết nhiều về vợ: Hãy ngồi xuống và nói về cả mục tiêu 10 năm, 20 năm của vợ bạn và của chính bạn. Nhận thấy cả hai vợ chồng cùng có một mục tiêu như muốn đến một nơi mà bạn muốn ở trong mười hoặc hai mươi năm chẳng hạn. Khi vợ bạn biết bạn đang làm việc hướng tới những điều tương tự, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và an toàn hơn.

Hãy chắc chắn rằng bạn tôn trọng giá trị của cô ấy: Đây là một lĩnh vực mà sự khác biệt có thể tạo ra vấn đề cho một mối quan hệ. Bạn có thể có những ý kiến chính trị hoặc niềm tin tôn giáo khác nhau, nhưng không có gì sẽ đẩy bạn ra xa hơn ngoài cảm giác như giá trị của cô ấy không được tôn vinh.

Đừng thờ ơ với những oán giận nhỏ nhặt: Nếu cô ấy có những lúc lộn xộn hoặc để cho tủ đồ ăn trống rỗng, bạn hãy nhìn vào mình và suy nghĩ về nó.

Ngay cả ở những người hoàn hảo nhất, đôi khi chúng ta cũng có thể tìm thấy những điều chưa tốt và thiếu sót ở họ. Ngay cả với bạn cũng vậy. Do đó, chúng ta hãy cố gắng xóa bỏ những điều khó chịu về những thiếu sót của người bạn đời và để cho cảm xúc đó đi qua. Điều đó sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở nên dễ thở hơn.

Nghiên cứu phong cách giao tiếp của đối tác: Nếu vợ bạn là một người giao tiếp trực quan, hãy chắc chắn rằng bạn nói chuyện trực tiếp khi có điều gì đó quan trọng để nói với cô ấy. Nếu vợ hoặc chồng bạn là một người thích nói chuyện, bạn hãy học cách lắng nghe tốt hơn.

Nếu người bạn đời của bạn là một người giao tiếp cảm xúc, bạn hãy nắm tay cô ấy và nói chuyện nhẹ nhàng. Diễn giải những gì bạn đã nói với nhau để đảm bảo rằng bạn đã nghe thấy nhau một cách chính xác.

Tin tưởng rằng bạn đã lựa chọn đúng: Nếu bạn không hòa thuận vào lúc này, hãy nhớ rằng bạn đã làm điều đó trước đây và bạn sẽ làm lại. Bạn đã trưởng thành với người bạn đời của mình. Đôi khi những khó khăn lớn nhất của chúng ta mang chúng ta lại gần nhau hơn. Đó là bởi vì chúng ta có nghĩa vụ phải giúp chữa lành lẫn nhau.

Chịu trách nhiệm cho hành vi của mình: Nếu bạn sai, hãy thừa nhận nó. Nếu bạn đã nói điều gì đó tổn thương, hãy xin lỗi cô ấy. Những hành động này sẽ giữ mối quan hệ hôn nhân của bạn trên nền tảng vững chắc, giúp tháo gỡ xung đột và giải tỏa những căng thẳng ưu phiền trong đời sống hôn nhân. 

Theo giaoduc.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.