1. Bấm móng tay
Dù bạn không nhìn thấy nhưng có rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, nấm ở trên ngón tay và móng tay cảu chúng ta.
Bởi vậy, một chiếc bấm móng tay bình thường có thể trở thành vật trung gian truyền bệnh. Do đó dùng bấm móng tay của người khác sẽ làm năng nguy cơ các bệnh nấm và virus HPV.
2. Hoa tai
Trong tai có rất nhiều mạch máu, vậy nên đeo chung hoa tai với người khác rất dễ khiến vi khuẩn nhiễm vào máu.
Nếu muốn mượn dùng tạm, hãy rửa sạch bằng cồn.
3. Son dưỡng
Với đội chị em thân thiết có nhau, chuyện mượn son dùng chung có lẽ xảy ra như cơm bữa.
Nhưng bạn có biết, những virus, vi khuẩn có hại như herpes có thể dễ dàng lan truyền qua những thỏi son được dùng chung.
Nguyên do là vì herpes phát bệnh rất chậm, thậm chí người bệnh có khi còn không biết, nhưng chúng vẫn hiện diện và lây lan qua lớp màng nhầy trên môi và trong nước bọt.
Trong trường hợp buộc phải đi mượn hoặc cho mượn, hãy dùng khăn để lau qua lớp ngoài cùng trên thỏi son.
4. Nhíp nhổ lông mày
Mượn nhíp người khác để tỉa, nhổ một vài sợi lông là chuyện chúng ta thường làm. Nhưng với trường hợp lông mọc ngược nghiêm trọng có thể chảy máu, thì dụng cụ này có thể là phương tiện truyền nhiễm những bệnh nghiêm trọng, như viêm gan C hay HIV.
Nếu bắt buộc phải dùng đồ của người khác thì hãy khử trùng bằng cồn.
5. Lăn khử mùi
Lăn khử mùi có thể gây nhiễm trùng, đặc biệt nếu vi khuẩn từ lăn khử mùi xâm nhập vào những vết xước nhỏ sau khi bạn cạo lông.
Bạn nên chọn loại lăn khử mùi có thành phần kháng khuẩn và không nên dùng chung với người khác, dù là người thân trong nhà.
6. Bánh xà phòng
Vi trùng, vi khuẩn phủ đầy trên bánh xà phòng sau mỗi lần dùng - cả vi khuẩn không có hại và virus gây hại. Đặc biệt xà phòng thường ở được đặt trên khay xà phòng ẩm ướt. Môi trường ẩm là nơi lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn, virus sinh sôi trên đồ vật này.
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn, hãy dùng sữa tắm, xà phòng đựng trong hộp.
7. Tai nghe
Trong ráy tai có vi khuẩn, và chúng vô hại với cơ thể. Tuy nhiên, mỗi người lại có mật độ vi khuẩn riêng, và điều đó làm nên sự cân bằng.
Khi sử dụng chung tai nghe - đặc biệt là loại nhét sâu vào lỗ tai - bạn có nguy cơ phá vỡ sự cân bằng ấy do những "ráy tai lạ" xuất hiện.
Để tránh nguy cơ xảy ra, hãy vệ sinh tai nghe ít nhất 1 tuần/lần. Sau khi cho mượn, sử dụng bông tăm kèm dung dịch hydro peroxide (hay nước oxy già) để lau ráy tai. Lưu ý hạn chế dùng quá nhiều dung dịch, tránh làm hỏng tai nghe.