7 dấu hiệu của hôn nhân không tình yêu

Bất cứ cuộc hôn nhân nào cũng sẽ có lúc rơi vào thời điểm mà người trong cuộc cảm thấy mệt mỏi, khó khăn, không tìm được tiếng nói chung. Nhưng những thách thức này hoàn toàn khác với tình trạng hôn-nhân-khô-cạn-cảm-xúc. Vấn đề là làm sao ta phân biệt được chúng?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đối với một cuộc hôn nhân không còn tình yêu, thì quyết định tối ưu nhất luôn là buông tay từ bỏ, dù ý nghĩ đó thực sự đáng sợ với rất nhiều người. 

Nỗi lo sợ thầm kín về sự cô đơn, đó là chưa kể đến tương lai bất định. Chính vì thế, không ít người cố bám víu lấy vỏ bọc "bình thường", giả vờ như cuộc hôn nhân của mình vẫn ổn, dù bên trong, họ phải gặm nhấm nỗi đau và sự thiếu thỏa mãn về mặt tình cảm.

Đó đơn giản không phải là lựa chọn tốt nhất. "Cố bám víu một cuộc hôn nhân không hạnh phúc có thể gây ra những hậu quả lâu dài cho cảm xúc và sức khỏe tinh thần của bạn", nhà tâm lý học Carrie Cole của Viện Gottman cho biết. 

Các nghiên cứu cho thấy những người có hôn nhân tồi tệ thường rất tự ti, luôn vật lộn với trầm cảm và có tỷ lệ bị bệnh cao hơn hẳn người bình thường. Ta thường cảm thấy buồn và khóc lóc khi quyết định chia tay, nhưng những người ly dị thường sớm phục hồi cảm xúc và hầu hết đều tìm được mối quan hệ mới. 

Trên thực tế, một khảo sát cho biết 85% những người từng li dị đã tái hôn trong vòng 5 năm sau đó", bà Cole chỉ ra.

Tất nhiên, chúng tôi không khuôn bạn ly dị ngay. Nhưng nếu như những dấu hiệu này tồn tại trong mái ấm của bạn, đó là lúc bạn cần suy nghĩ nghiêm túc về tương lai của mình.

1. Bạn phớt lờ bản năng của mình

Bản năng của chúng ta luôn cất tiếng đầu tiên khi mối quan hệ có trục trặc, nhưng chúng ta luôn không tin tưởng vào tiếng nói đó. Lý do là vì tiếng nói đó quá nhỏ và điềm đạm, khác với tiếng nói trong đầu ta, lúc nào cũng the thé ở kịch tính cao. 

Nếu như bạn cảm thấy phản ứng của mình luôn là "Tôi cảm thấy không an toàn khi bộc lộ chính mình, tôi không thấy được tôn trọng và không được vui vẻ suốt một thời gian dài", đó là dấu hiệu cho thấy mọi chuyện đang rất tệ, và bạn không nên phớt lờ cảm nhận của mình chút nào.

2. Bạn bị quay cuồng trong nhu cầu và vấn đề của người khác

Nhiều phụ nữ chọn cách cứu vãn một mối quan hệ bằng mọi cách, vì họ thường đặt lợi ích và nhu cầu của người khác lên trước mình. Và do phụ nữ (về bản năng) thường giữ vai trò của người chăm sóc, họ thường quên mất chính mình, cùng với những nhu cầu của riêng mình. 

"Tôi làm thế vì con cái" là luận điệu thường gặp nhất của họ. Nhưng trong 100% trường hợp, họ chỉ gánh lấy nỗi đau không gì cứu được.

3. Khoảng cách giữa hai người ngày càng xa - chẳng bao giờ anh ta giúp bạn việc gì

Một cách để phân biệt giữa điểm lặng của cuộc hôn nhân (như khi tự dưng cuộc sống rơi vào lối mòn và 2 người không còn làm chuyện ấy nhiều nữa) với một cuộc hôn nhân không tình yêu chính là tự hỏi bạn: Tình trạng đó đã kéo dài bao lâu rồi? Có phải nó ngày càng tệ hơn không?

Với một cặp đôi bình thường, giai đoạn khó khăn thường không kéo dài quá 2 năm. Do đó, nếu tình trạng của bạn lâu hơn và không có dấu hiệu cải thiện, tôi khuyên bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Càng sớm càng tốt, để tránh đẩy cuộc hôn nhân tới chỗ không thể quay đầu được nữa.

4. Bạn tưởng tượng về cuộc sống không có "đối phương" bên cạnh

Nếu như bạn thường xuyên tưởng tượng về một tương lai hạnh phúc, vui vẻ mà không có bạn đời của mình sống chung, đó là một dấu hiệu quan trọng cho thấy mọi chuyện đang rất không ổn. 

Đây là một phần của quá trình "phân tách cảm xúc", trong đó bạn cố thuyết phục mình rằng mình không còn quan tâm tới nỗi đau sau khi chia tay nữa. "Cứ như thể tâm trí bạn có sự chuẩn bị trước để trái tim không bị đau quá nhiều khi kết thúc mối quan hệ".

5. Bạn ngừng chiến

Nếu như bạn chấp nhận thua cuộc trong tâm trạng trống trải và cảm thấy xa cách hơn bao giờ hết, đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã đến ngã tư đường. 

Nếu như có mâu thuẫn, tranh cãi, "chiến tranh lạnh" mà hai người không buồn nói về chuyện gì đã xảy ra, hoặc khăng khăng giữ riệt quan điểm của mình, từ chối lắng nghe ý kiến đối phương, đó là một sự cảnh báo. Tuy nhiên, những xung đột không được giải quyết hay khiến chúng ta tưởng lầm rằng tình yêu đã hết. 

Trên thực tế, tình yêu vẫn còn đó, chỉ là cơn giận đã khiến bạn không thể tiếp cận tình cảm mà thôi. Muốn chạm lại được vào những cảm xúc đó, hãy quan tâm trở lại đến cảm xúc của đối phương, thay vì phớt lờ chúng hoặc phản ứng một cách tiêu cực. 

Điều này sẽ tạo ra sự gần gũi và kết nối, thay vì tạo khoảng cách. Thực ra, những cuộc chiến tranh còn có thể khiến các cặp đôi yêu và hiểu nhau hơn, nếu như họ vượt qua được và hàn gắn mối quan hệ của mình.

6. Có những hành vi "siêu phá hủy" hôn nhân

Có 4 hành vi được cho là có thể hủy diệt mọi mối quan hệ. Chỉ cần 1 hành vi hiện diện trong quan hệ của bạn thôi, đèn đỏ cũng đã bật rồi. 

Mỗi khi bạn chỉ trích bạn đời của mình - bằng cách công kích, đổ lỗi cho họ, ném ra những câu nói hoàn toàn tiêu cực như "Anh/em lúc nào cũng muộn", "Anh/em chẳng bao giờ làm gì nên hồn", bạn đã ngắt bỏ mọi sự kết nối mình có. Bằng cách tự bảo vệ mình và từ chối nhận mọi trách nhiệm, bạn cũng rũ bỏ mọi niềm tin và thiện chí trong cuộc hôn nhân này. 

Nếu bạn có thái độ khinh miệt bạn đời, gọi tên họ một cách xách mé hoặc miệt thị, bạn đang cho rằng mình ưu việt và đứng cao hơn bạn đời. Và mỗi khi bạn "đóng băng" với họ, thay vì cởi mở giải quyết vấn đề, bạn sẽ tạo ra khoảng cách và sự thiếu chân thành.

7. Bạn cảm thấy không được lắng nghe (hoặc bản thân bạn cũng không muốn lắng nghe)

Lần cuối cùng khi bạn ngồi xuống nói chuyện với bạn đời của mình về những trục trặc trong mối quan hệ là khi nào? Bạn có nghe được phản hồi nào từ họ không? Có cảm thấy sẽ chẳng có gì thay đổi không? Đó chính là vấn đề. 

Công cụ mạnh nhất để giải quyết các xung đột chính là lắng nghe và hiểu đối phương. Một khi bạn lắng nghe xem họ đang cố nói với bạn điều gì (hoặc ngược lại), cả hai người sẽ đi được đến gốc rễ của vấn đề.

Theo VietnamNet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ