7 cách tạo sự hòa hợp, đầm ấm trong gia đình

GD&TĐ - Mùa thu chính là thời điểm chúng ta muốn mang năng lượng về cho tổ ấm và những buổi quây quần bên gia đình.

7 cách tạo sự hòa hợp, đầm ấm trong gia đình

Dưới đây là một số mẹo có thể giúp thúc đẩy sự hòa thuận trong gia đình khi đối mặt với những biến cố trong cuộc sống.

1. Nói chuyện tử tế 

Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng nhiều khi căng thẳng hoặc bận rộn, chúng ta thường đưa ra nhận xét hoặc sử dụng giọng điệu gợi lên sự cáu kỉnh, khó chiu ở người khác.

Nếu bạn vô tình sử dụng giọng điệu không chủ ý hoặc ngôn ngữ có vẻ gây tổn thương, hãy thứ lỗi cho bản thân. Hãy cho người kia biết rằng giọng điệu hoặc ngôn ngữ không nhằm mục đích gay gắt và bạn xin lỗi. Trong hoàn cảnh này, một lời xin lỗi có rất nhiều giá trị.

2. Cho mỗi thành viên trong gia đình biết bạn đánh giá cao điều gì ở họ

Đừng coi những đóng góp của gia đình bạn là điều hiển nhiên. Nếu họ tốt bụng, hào phóng, muốn cho đi, giúp đỡ hoặc hỗ trợ, hãy để họ thoải mái thực hiện những điều đó.

3. Coi trọng sự độc đáo của mỗi thành viên trong gia đình

Các thành viên trong gia đình bạn có những đặc điểm nào mà bạn thấy thú vị, độc đáo hoặc thậm chí là tuyệt vời? Hãy thường xuyên khen ngợi và trao đi những điều tích cực với những người bạn yêu thương.

4. Kiềm chế tính hiếu thắng

Dành thời gian thực hiện các hoạt động không cạnh tranh như đi bộ, xem phim và các trò chơi liên quan đến may rủi hoặc học hỏi điều gì đó về nhau (chẳng hạn trò chơi xếp hình) mà không coi chiến thắng là điều quan trọng nhất.

Đôi khi, bạn có thể chia các thành viên trong gia đình thành các đội nhằm làm trò chơi vui hơn, nhưng không quá tập trung vào việc giành chiến thắng.

5. Sử dụng ngày Chủ nhật thật ý nghĩa

Thông thường, lịch trình của bạn bị quá tải và kết quả là bạn không thể thực hiện những buổi hẹn hò. Vì vậy, bạn có thể lập kế hoạch từ tuần trước và cân đối thời gian với các thành viên trong gia đình. Đây có thể là một cách kết nối, ngăn ngừa những vấn đề tiềm ẩn hoặc một số điều không hay xảy ra trong tuần tới.

6. Lên kế hoạch quản lý sự căng thẳng

Tất cả chúng ta đều có một mức độ căng thẳng nhất định, và không phải tất cả căng thẳng đều xấu. Nhưng quá căng thẳng có thể dẫn đến đau khổ, và điều này gây tổn hại đến cơ thể, tâm trí và các mối quan hệ.

Tập thể dục, theo đuổi những bộ môn đòi hỏi sự sáng tạo, các hoạt động thể chất vui vẻ và các mối quan hệ tích cực đều chống lại tác động của căng thẳng.

7. Nhận ra khi nào nên nói “Không”

Mỗi người đều có giới hạn riêng, bạn cũng vậy. Đừng làm quá nhiều việc, thay vào đó, bạn nên biết khi nào mình có thể dừng lại. Hãy ghi nhớ điều này với cả tụi trẻ. Trẻ em cần thời gian nghỉ ngơi và cha mẹ cũng vậy. Nhiều khi trẻ em tham gia quá nhiều hoạt động sau giờ học, kết hợp với việc tăng cường bài vở ở trường, điều này có thể dẫn đến tình trạng đau khổ, mệt mỏi. Thời gian nghỉ ngơi, hãy làm bất cứ điều gì bạn thích, trong không gian yên tĩnh.

Theo Vivianmorgancounseling

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ