Theo cô Minh 7 bước đó bao gồm:
1. Tạo một môi trường học tập tích cực.
2. Lập lại việc thực tập và ôn tập.
3. Cho học sinh các bài học có ý nghĩa.
4. Việc học tập có nhiều khả năng (nói, nghe …)
5. Phản hồi
6. Phần thưởng
7. Ấn tượng đầu và cuối
Giáo viên là người cố vấn
Theo đó, để giúp học sinh sáng tạo hoạt động có hiệu quả, giáo viên với tư cách là người cố vấn, quan sát và đưa ra nhận xét, đánh giá cuối cùng. Do vậy, giáo viên nên cung cấp cho học sinh một khung mẫu thống nhất (từ đầu năm học):
Ví dụ, tôi yêu cầu học sinh trình bày hoạt động theo khung mẫu như sau:
Chủ đề | |
Mục đích | |
Tên hoạt động | |
Số người chơi/tham gia | |
Hỗ trợ | |
Quy luật | |
Qui trình |
Giáo viên có thể gợi ý chủ đề hay nêu ra nhiệm vụ, yêu cầu để học sinh có thể đăng ký thực hiện hoạt động vào đầu hoặc cuối tiết học, nhưng cần có mục đích rõ ràng và đăng ký trước để giáo viên chủ động trong mọi tình huống.
Bên cạnh đó, giáo viên cần qui định thời gian cụ thể cho từng hoạt động, thường khoảng từ 5 – 10 phút để tránh ảnh hưởng đến bài giảng của giáo viên.
Trong quá trình học sinh thực hiện hoạt động, giáo viên theo dõi, bao quát chung, không cắt ngang học sinh, lắng nghe và hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. Giáo viên ghi lại những nhược điểm của hoạt động để rút kinh nghiệm cho học sinh sau đó.
Giáo viên cũng cần đề ra tiêu chí đánh giá rõ ràng với các mức điểm tương ứng. Ví dụ:
Tiêu chuẩn | Điểm (tối đa) |
Thời gian (5-7 phút) | 2 |
Nội dung | 2 |
Tiêu chuẩn | 2 |
Tổ chức | 2 |
Mức độ lưu loát | 2 |
Học sinh chủ động, sáng tạo
Cô Nguyễn Thị Hồng Minh: Giáo viên sẽ đóng vai trò là người cố vấn, quan sát và đưa ra nhận xét |
Đối với học sinh, các em thực hiện hoạt động theo nhóm (từ 8 – 10 học sinh), cử ra một MC, một thư ký và một nhóm trưởng với trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. Cần phải xây dựng thói quen tuân theo một số những qui định cần thiết.
Ví dụ: Yêu cầu về nội dung, thời gian, nhiệm vụ của từng cá nhân trong nhóm. ...Cần tích cực sáng tạo, thay đổi hoạt động liên tục tránh lặp lại gây nhàm chán, đồng thời không gây quá ồn ào trong quá trình thực hiện.
Tham gia đánh giá hoạt động của các nhóm bạn với tinh thần khách quan, xây dựng.
Các hoạt động do học sinh thiết kế thường giống như của giáo viên thường tổ chức trên lớp. Chỉ khác là học sinh chủ động tổ chức, tự sáng tạo hoạt động của mình thông qua thống nhất trong nhóm và có sự chuẩn bị trước. Giáo viên trở thành giám khảo quan sát và đánh giá.
Trong khi thiết kế hoạt động, học sinh có nhiều ý tưởng sáng tạo và có cách tổ chức (thường là Games có thưởng) rất sinh động tạo không khí sôi nổi, gây phấn chấn để vào bài hoặc thư giãn cho lớp vào cuối giờ học.
Qua các hoạt động, học sinh trau dồi kỹ năng nghe nói, tổ chức, lập kế hoạch, sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ học tập và tăng cường hiệu quả hoạt động nhóm.