1. Đi bộ có nhịp điệu
Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y học New England cho thấy đi bộ ngắn trong ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Bởi vì đi bộ với nhịp độ nhịp nhàng sẽ cải thiện lưu lượng máu của cơ thể và khiến tâm trí nhanh nhẹn. Cách đúng để bạn đi bộ là có tiết tấu, đều bước.
2. Học một ngôn ngữ mới
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thần kinh học Hoa Kỳ cho thấy rằng, người dành 10 phút mỗi ngày để học một kỹ năng mới có thể giúp tránh sự suy giảm nhận thức.
Nghiên cứu cho thấy rằng học một ngôn ngữ mới có thể hiệu quả hơn bất kỳ loại thuốc nào để chống lại sự tấn công của bệnh Alzheimer.
3. Đừng hoài nghi
Một nghiên cứu của Phần Lan cho thấy những người hoài nghi dễ bị suy giảm chức năng não hơn so với những người khác.
Các nhà khoa học suy đoán rằng sự thất vọng sẽ đẩy nhanh sự lão hóa của tâm trí và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
4. Ngủ trưa
Khoa học đã chứng minh một giấc ngủ trưa ngắn rất tốt cho não bộ. Nó giúp tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện bộ nhớ và kích thích khả năng sáng tạo tốt hơn. Có được tác dụng tuyệt vời này là do khi ngủ trưa, não của bạn sẽ được xoa dịu, các tế bào não được tái tạo và phục hồi nhanh chóng nên tinh thần sẽ minh mẫn và năng suất làm việc cao hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, giấc ngủ trưa tốt nhất là từ 15 – 45 phút. Giấc ngủ quá dài sẽ mang đến tác dụng ngược lại hoàn toàn đấy.
5. Học ngoại ngữ
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng nhưng người biết từ 2 ngoại ngữ trở lên có lượng chất xám nhiều hơn hẳn so với người chỉ biết 1 ngoại ngữ.
Giải thích cho điều này, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khi bạn học ngoại ngữ và chuyển đổi qua lại giữa 2 ngôn ngữ, não bộ buộc phải hoạt động nhiều hơn để phân loại ngôn ngữ (ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ).
Từ đó não bộ sẽ được vận động nhiều nên trở nên linh hoạt, nhạy bén và sắc sảo hơn. Vì thế, nếu muốn có bộ não tuyệt vời thì ngoại ngữ là lựa chọn không nên bỏ qua bạn nhé.
6. Đọc mỗi ngày
Đọc là một rèn luyện trí não tốt nhất. Bạn có thể chọn đọc bất cứ thể loại gì như truyện tranh, báo chí, truyện dài, sách, tản văn... đều có tác dụng nâng cao chức năng một số vùng não bộ.
Khi bạn đọc, các nơ-ron thần kinh sẽ được kích thích và kết nối lại với nhau để tiếp nhận thông tin mới. Từ đó, não bộ nhạy bén hơn trong việc tiếp nhận thông tin đồng thời khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin cũng tốt hơn. Do đó, chỉ cần mỗi ngày bạn dành ra khoảng 30 phút để đọc thì trí não sẽ được cải thiện rõ rệt đấy.