6 tháng 23 người chết và mất tích, thiệt hại 337 tỉ đồng vì thiên tai

GD&TĐ - Việt Nam là một trong 10 quốc gia bị thiên tai đe dọa lớn nhất. Vì vậy nếu không chủ động phòng, chống thì thiệt hại sẽ lớn. Dân tộc Việt Nam với 4.000 năm lịch sử, cùng với việc giữ nước thì việc phòng chống thiên tai luôn luôn cấp thiết đặt ra  .

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Internet)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Internet)

Hiểm họa khôn lường từ thiên tai

Thống kê của Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống thiên tai, riêng trong quý 1 và 2 của năm 2019 cả nước đã xảy ra 12 loại hình thiên tai, khiến 23 người bị chết và mất tích. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính trên 337 tỷ đồng.

Trong năm 2018, thiên tai đã làm 224 người chết và mất tích. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính gần 20.000 tỉ đồng, mặc dù so với năm 2017 đã (ước tính thiệt hại gần 60.000 tỉ đồng làm 386 người chết và mất tích).

Báo cáo 6 tháng đầu năm, các đợt thiên tai xảy ra đã làm sập đổ, hư hỏng hơn 18.200 ngôi nhà, thiệt hại 27.370 ha lúa và hoa màu; 5.077ha cây công nghiệp và cây ăn quả gãy đổ, 12.700 con gia súc, gia cầm bị chết. Trên 22.300m3 đất đá, bê tông; 1.427m đê, kè và hơn 1.100m bờ sông, bờ suối bị sạt lở.

Cụ thể, toàn quốc đã xảy ra 1 cơn bão, 105 trận dông lốc, sét, 4 đợt mưa lũ, lũ quét, 4 đợt rét đậm, rét hại, 6 đợt nắng nóng, 27 vụ sạt lở tại khu vực ĐBSVL, sạt lở Cửa Đại, Hội An và 4 trận động đất...

Nhiều ngôi nhà bị thiên tai nhấn chìm trong biển nước (Internet)
Nhiều ngôi nhà bị thiên tai  nhấn chìm trong biển nước (Internet) 

Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc

Có thể thấy, thiên tai ngày càng có diễn biến rất phức tạp, cực đoan, vượt nhiều mốc lịch sử, thiệt hại kinh tế trên thế giới ước tính 146 tỉ USD. Thiên tai ở Việt Nam năm 2018 có yếu tố cực đoan, dị thường, khắp các vùng miền.

Việt Nam là một trong 10 quốc gia bị thiên tai đe dọa lớn nhất. Vì vậy chúng ta không chủ động phòng, chống thì thiệt hại sẽ lớn. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam với 4.000 năm lịch sử, cùng với việc giữ nước thì việc phòng chống thiên tai luôn luôn đặt ra. Câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh điển hình về phòng chống thiên tai ở Việt Nam, khó khăn như vạy nhưng Sơn Tinh bao giờ cũng thắng. Điều này chứng tỏ niềm tin chiến thắng thiên tai là yêu cầu của người Việt, trước khó khăn, thách thức

      Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Chính vì vậy, kết luận tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại hà Nội ngày 20.6.2019 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sự cố gắng hết lòng của các Bộ, ngành trong thời gian qua đã đóng góp cho công tác phòng chống thiên tai. Chủ động, kịp thời hơn trong công tác phòng chống, không để người dân nào sống cảnh màn trời chiếu đất khi thiên tai gây ra, 

Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm công tác phòng chống thiên tai. Chúng ta đã củng cố hệ thống mạnh mẽ từ cấp T.W đến địa phương, sửa Luật Phòng chống thiên tai, chỉ đạo gắt gao của Đảng và Nhà nước về công tác này.

Đồng thời,đã huy động các lực lượng cứu hộ, cứu nạn, trên 362 lượt nghìn người với gần 10.000 phương tiện tham gia ứng phó tại chỗ, ứng cứu hàng nghìn vụ, cứu được gần 7.000 người và 74.328 phương tiện. Đặc biệt hướng dẫn cho hơn 4 triệu lượt người, gần 900.000 lượt phương tiện trên biển di chuyển tránh trú bão an toàn. Tổ chức nhiều cuộc di dân rất lớn hiệu quả.

Đặc biệt, Việt Nam có nhiều giải pháp luôn sẵn sàng và ứng cứu thành công, được Liên hợp quốc và các quốc gia khen ngợi, như cứu người dân, cứu ngư dân Philippines, cứu tàu hàng hóa lớn của Singapore.

Tuy nhiên, cần khắc phục một số tồn tại sau: Thiệt hại thiên tai vẫn rất lớn, nhất là 224 người chết và mất tích, cộng với thiệt hại kinh tế. Bên cạnh việc cứu hộ trên biển tốt thì năm nào trên đất liền cũng có nhiều người chết do sạt lở đất sau lũ. Hơn nữa, khả năng phòng chống thiên tai còn kém như đê biển, nhất là khi bão cấp 10-12 thường xuyên xuất hiện, nhiều khu dân cư, nhà ở chưa an toàn, đê điều xuống cấp, thiếu khu neo đậu tàu thuyền, hệ thống thoát nước đô thị chưa đạt yêu cầu, bị úng ngập...Công tác dự báo, cảnh báo có nhiều cố gắng và tiến bộ nhưng năng lực giám sát, dự abos, cảnh báo còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là vùng sâu, vùng xa chưa theo kịp diễn biến của thiên tai ngày càng bất thường, phức tạp, khôn lường...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỷ lệ sinh tại Nam Á bắt đầu giảm.

Phụ nữ Nam Á ngại… sinh con

GD&TĐ - Ngày càng nhiều phụ nữ tại Nam Á không muốn sinh con vì những lý do như tài chính, trách nhiệm gia đình, thậm chí là lo sợ về ngày 'tận thế'.