6 tác nhân kích thích dậy thì sớm ở trẻ có mặt ngay trong gia đình bạn

Bố mẹ nên kiểm soát những tác nhân kích thích dậy thì sớm để bảo vệ con.

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm tương đối cao. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai): Tình trạng dậy thì sớm nghĩa là sự phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát. Đối với bé gái là trước 8 tuổi và ở bé trai là trước 10 tuổi.

Ở bé gái, dấu hiệu dậy thì sớm đó là phát triển tuyến vú, tăng kích thước bộ sinh dục, phát triển lông mu, kinh nguyệt, tăng trưởng nhanh về chiều cao. Còn ở bé trai, dấu hiệu là phát triển dương vật, mọc lông mu, lông nách, giọng nói ồm, chiều cao tăng nhanh…

Trẻ dậy thì sớm nếu không được can thiệp kịp thời có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Lúc nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập, luôn có cảm giác ngại ngùng, tự ti.

Khi lớn lên, trẻ sẽ có xu hướng quan hệ tình dục sớm trước tuổi trưởng thành, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản...

Chính vì vậy, bố mẹ nên kiểm soát kỹ 6 tác nhân kích thích dậy thì sớm sau đây:
Thừa cân
Việc dư thừa mỡ, mô mỡ trong cơ thể sẽ dẫn đến thay đổi hàm lượng estrogen, insulin và leptin... khiến trẻ đối diện với nguy cơ dậy thì sớm.
Các bác sĩ cho rằng, trẻ cần tăng cường các hoạt động ngoài trời ít nhất 3 lần mỗi tuần, 35 phút/lần để tránh béo phì, tích mỡ.
6 tác nhân kích thích dậy thì sớm có mặt ngay trong gia đình, bố mẹ cần phải kiểm soát chặt - Ảnh 2.

Các hóa chất môi trường

BPA và Phthalates là 2 loại hóa chất có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.

Trong đó, BPA thường được tìm thấy trong hộp nhựa kém chất lượng, màng bọc thực phẩm, chai đựng nước… Trong quá trình sử dụng, chất này sẽ thôi nhiễm vào thức ăn và gây hại bên trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm BPA có thể gây dậy thì sớm ở bé gái.

Ngoài ra, chất Phthalates (thường được tìm thấy ở mỹ phẩm, chất khử mùi…) cũng có thể gây dậy thì sớm cho trẻ.

6 tác nhân kích thích dậy thì sớm có mặt ngay trong gia đình, bố mẹ cần phải kiểm soát chặt - Ảnh 4.

Chế độ ăn kém lành mạnh

Xúc xích, gà rán, khoai tây chiên... đều là những món chiên rán mà trẻ em nào cũng thích, tuy nhiên các thực phẩm khi được chế biến trong dầu ở nhiệt độ cao có thể bị biến đổi chất, khi trẻ ăn vào có thể gây rối loạn nội tiết và dẫn đến cơ thể dậy thì sớm hơn.

Ngoài ra, chế độ ăn thừa muối sẽ kích hoạt hormone có liên quan tới sinh sản đó là neurokinin B, khiến cơ thể trẻ dậy thì sớm.

6 tác nhân kích thích dậy thì sớm có mặt ngay trong gia đình, bố mẹ cần phải kiểm soát chặt - Ảnh 7.

Các loại đồ ăn bổ dưỡng, thuốc bổ

Mặc dù các loại thực phẩm, thuốc bổ sẽ đem lại những tác dụng nhất định lên cơ thể, nhưng ở trẻ em, chức năng tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, nếu lạm dụng thuốc khiến cơ thể thay đổi quá trình bài tiết, gây ra hiện tượng dậy thì sớm.

Tốt nhất trước khi quyết định cho con sử dụng các loại vitamin, thuốc bổ... bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

6 tác nhân kích thích dậy thì sớm có mặt ngay trong gia đình, bố mẹ cần phải kiểm soát chặt - Ảnh 9.

Tiếp xúc với nội dung người lớn

Việc tiếp xúc thường xuyên với bạo lực, phim ảnh, sách có nội dung dành cho người lớn sẽ ảnh hưởng tới não của trẻ, đặc biệt là tuyến yên.

Tuyến này khi bị kích thích sẽ bài tiết ra gonadotropin, kích thích các tinh hoàn hoặc buồng trứng sản sinh hormon giới tính testosteron và estrogen, từ đó gây dậy thì sớm.

6 tác nhân kích thích dậy thì sớm có mặt ngay trong gia đình, bố mẹ cần phải kiểm soát chặt - Ảnh 11.

Dùng đèn ngủ

Giấc ngủ không những giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn mà còn có lợi cho quá trình tăng trưởng. Tuy nhiên, có một thói quen khi đi ngủ gây hại cho sức khỏe của trẻ đó là bật đèn ngủ.

Quá trình tiết melatonin ở trẻ luôn ở trạng thái đỉnh điểm vào ban đêm. Nếu ngủ khi có ánh đèn, nó sẽ phá vỡ sự sản xuất các loại hormone tự nhiên của cơ thể và ức chế chúng.

Theo đó, sự suy giảm melatonin ở trẻ có liên quan mật thiết đến sự phát triển tình dục nhanh hơn.

6 tác nhân kích thích dậy thì sớm có mặt ngay trong gia đình, bố mẹ cần phải kiểm soát chặt - Ảnh 13.
Làm gì khi phát hiện con dậy thì sớm?
Nếu phụ huynh nhận thấy con có nhiều dấu hiệu dậy thì sớm thì nên đưa con đến chuyên khoa nội tiết trẻ em để thăm khám bác sĩ. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm, chụp X-Quang, chụp cộng hưởng từ… nhằm chẩn đoán và có liệu trình điều trị phù hợp.
Về phía gia đình, khi phát hiện con dậy thì sớm nên nhẹ nhàng, an ủi và khuyên răn, tạo điều kiện để trẻ được ra ngoài vui chơi và tập luyện thể dục nhiều hơn.
Theo Pháp luật và bạn đọc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ