6 phản ứng tưởng đáng thương nhưng lại tiêu cực ở con cái, cha mẹ hết sức lưu tâm

Trẻ em thường biểu lộ những mong muốn cá nhân để được cha mẹ đáp ứng. Tuy nhiên không phải mong muốn nào của trẻ cũng được chấp thuận và chúng sẽ có những biểu hiện tiêu cực. Dưới đây là những phản ứng tiêu cực ở trẻ cha mẹ nên biết.

6 phản ứng tưởng đáng thương nhưng lại tiêu cực ở con cái, cha mẹ hết sức lưu tâm

Khi bị cha mẹ từ chối hay không thực hiện ước muốn của mình, một số trẻ đồng tình ngoan ngoãn, chấp nhận sự thất vọng khi yêu cầu của mình không được đáp ứng, nhưng một số trẻ khác lại có những phản ứng tiêu cực với cha mẹ chỉ nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của bản thân.

Điều này khiến cho số đông người lớn cảm thấy rối loạn về mặt cảm xúc và cuối cùng là bị thiếu kiểm soát và mất phương hướng khi phải đối phó với đứa trẻ, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống gia đình. 

BS. Thái Ngọc Thành Đạt – Khoa Tâm lý (BV Nhi đồng 1) sẽ chỉ cách cha mẹ nhận diện những phản ứng tiêu cực thường gặp ở trẻ.

Một phản ứng tiêu cực rất thường gặp ở trẻ. Ảnh minh họa
Một phản ứng tiêu cực rất thường gặp ở trẻ. Ảnh minh họa.

Dưới đây là những cách phản ứng tiêu cực thường gặp ở trẻ:

1. Năn nỉ: Đứa trẻ sẽ cứ đi theo bạn và liên tục năn nỉ, làm bạn mềm lòng với những lời lặp đi lặp lại của chúng – mục đích cuối cùng của chúng chính là: "Hãy đưa tôi cái tôi muốn, và tôi sẽ im ngay lập tức", đại loại như "đi mà mẹ, đi mà, đi mà, đi mà …" hay "tại sao, tại sao, tại sao?", "lần này thôi!, lần này thôi!, lần này thôi!...".

2. Tức giận: Đứa bé sẽ thể hiện sự tức giận bằng những hình thức khác nhau. Với những trẻ nhỏ chưa biết sử dụng nhiều từ vựng, chúng sẽ lăn ra sàn, đập đầu, la hét hết sức có thể.

Với những trẻ lớn hơn, khi ngôn ngữ đã dần hoàn thiện, sẽ cãi vã, buộc tội bạn rằng bạn không công bằng, vô lý, hay trách bạn là một người cha, người mẹ tồi tệ.

3. Đe dọa: Những đứa trẻ bị thất vọng khi không đạt được điều chúng muốn có thể sẽ đe dọa bố mẹ chúng với một số câu đại loại như: "Con sẽ đi khỏi nhà cho ba mẹ xem!", "Con sẽ không nói chuyện với ba mẹ nữa!", "Con đi chết đây!", "Con không ăn tối đâu và cũng sẽ không làm bài tập luôn"…

Thông điệp ở đây khá rõ ràng, sẽ có điều gì đó tồi tệ xảy ra nếu như ông, bà không đưa cái tôi muốn ngay lập tức.

4. Khổ nhục kế: Chiến thuật này là chiến thuật được ưa thích của khá nhiều bạn nhỏ. Khi dùng khổ nhục kế, đứa trẻ có thể chỉ ra rằng mọi thứ thật bất công với chúng: "Không ai thương con cả", "Con chả được cho gì cả" hoặc "Mẹ thích bạn đó hơn con".

Một số trẻ thì làm một cái gì đó như một dạng tự trừng phạt bản thân như nhịn không ăn tối, ngồi thu lu một góc trong tủ đồ hàng giờ hoặc nhìn ngoài cửa sổ và im lặng.

Việc trẻ khóc, tỏ vẻ mặt buồn rầu hay thút thít cũng là một số công cụ khá hữu hiệu để đứa trẻ có thể điều khiển phụ huynh một cách hiệu quả.

5. Dỗ ngọt: Chiến thuật thứ 5 là một cách tiếp cận hoàn toàn khác của đứa trẻ so với 4 cách trước. Thay vì làm cho bạn cảm thấy khó chịu, chúng sử dụng cách dỗ ngọt để làm chúng ta cảm thấy thoải mái: "Này, mẹ ơi, mẹ thật sự có một đôi mắt đẹp tuyệt trần" hay "Con nghĩ rằng con sẽ đi dọn dẹp phòng của con đây. Phòng con có vẻ khá bừa bộn trong 3 tuần vừa rồi và sau đó con cũng sẽ dọn dẹp chổ để xe nữa", "Mẹ ơi, con sẽ ăn bữa tối và con hứa con sẽ không đòi hỏi đồ ăn vặt nữa".

6. Chiến thuật hành động: Dạng cuối cùng này thật sự là dạng tệ nhất trong 6 loại. Với dạng này, đứa trẻ có thể tấn công phụ huynh, đập phá cái gì đó hay chạy đi khỏi nhà. Chiến thuật này thường xảy ra ở những trẻ nhỏ khi khả năng ngôn ngữ của chúng chưa thật sự tốt, chính vì thế nếu như đứa trẻ đã lớn mà vẫn sử dụng cách này là một điều mà cha mẹ cần lưu ý hơn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một trường hợp cụ thể về sáu kiểu phản ứng tiêu cực:

Đứa con 10 tuổi của bạn đang muốn đến nhà của một đứa bạn lúc 10 giờ tối, bạn từ chối điều này và bảo chúng rằng đã tối rồi, và chuyện gì sẽ tiếp diễn?

"Tại sao không được vậy mẹ? Cho con đi nha mẹ, một lần này thôi" (Chiến thuật năn nỉ).

"Không được đâu con", "Con chả được làm gì theo ý mình cả" (Khổ nhục kế).

"Mẹ không nghĩ rằng con thiệt thòi gì đâu", "Con hứa sẽ dọn nhà vào ngày mai" (Dỗ ngọt, năn nỉ).

"Nhà quá sạch rồi con, mẹ đã dọn rồi", "Mẹ thật kì cục, con ghét mẹ" (Giận dữ).

"Chấp nhận thôi con"… Sau đó đứa trẻ ném quyển sách xuống sàn nhà (Hành động).

"Cẩn thận đi chứ con", "Đi mà mẹ! chưa phải trễ lắm đâu mà" (Năn nỉ).

"Không phải là hôm nay", "Nếu mẹ không cho con đi con sẽ bỏ nhà đi cho mẹ xem" (Đe dọa).

"Mẹ mệt mỏi với con lắm rồi nha", “Con chẳng được gì cả, con sẽ bỏ nhà đi luôn” (Khổ nhục kế - đe dọa).

"Được rồi con muốn gì thì cứ làm, đi cho khuất mắt mẹ…"

Đứng trước tình huống như trên phụ huynh phải thật bình tĩnh để không bị mất phương hướng trước những phản ứng tiêu cực của trẻ, sự tỉnh táo sẽ giúp cha mẹ có những cách ứng phó thích hợp và hiệu quả trước những nhu cầu phong phú của trẻ.

Theo Giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.