6 bộ phận trên con gà dù thèm đến mấy cũng đừng có ăn

GD&TĐ -  Thịt gà vừa ngon lại vừa giàu dinh dưỡng nhưng bạn có biết khi ăn những bộ phận này trên con gà sẽ khiến chúng ta gặp nguy hiểm.

6 bộ phận trên con gà dù thèm đến mấy cũng đừng có ăn

1, Phao câu

Phao câu gà được xem là món “khoái khẩu” của nhiều người vì phần thịt nhỏ này rất đặc biệt, cả con gà chỉ có 1 miếng, rất béo, ngọt ngậy.

Tuy nhiên, đây là khu vực tập trung của các hạch bạch huyết, bạch huyết của các đại thực bào, khi gà ăn uống có thể nuốt theo vi khuẩn và virus, thậm chí cả chất gây ung thư, nhưng không thể bị phá vỡ hay đào thải ra ngoài, nên chúng buộc phải tích tụ tại phao câu.

an-phao-cau-ga-co-tot-khong
 Sau một thời gian dài tích tụ các tạp chất xấu nhất, độc hại nhất, đây trở thành “kho chứa” độc, lưu trữ virus, vi khuẩn.

2. Da gà

Da gà mặc dù là rất ngon, hợp với sở thích của rất nhiều người, nhưng lại là thứ bất lợi cho sức khoẻ.

Xét một cách tổng thể, trong da gà có nhiều chất béo, lượng cholesterol cao, là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn và mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.

Đặc biệt là món thịt gà nướng, sau khi trải qua quá trình chế biến, lượng cholesterol trong da gà bị oxy hóa, hình thành các chất gốc cholesterol oxy hóa, gây ra những tổn hại lớn hơn cho sức khỏe con người.

Nếu nhiệt độ chế biến không được kiểm soát đúng, có thể có chất gây ung thư. Vì vậy, tốt nhất là bạn cân nhắc giữa “khoái khẩu” và nguy hại trước khi ăn.

3. Cổ gà 

Phần cổ gà có rất ít thịt, chủ yếu là da và xương, nhưng lại chứa rất nhiều mạch máu và tập trung tương đối nhiều tuyến bạch huyết đi qua.

t709918

Thỉnh thoảng ăn chút cổ gà cho vui thì không có vấn đề, loại bỏ phần da để ăn sẽ tốt hơn, bởi vì các tuyến bạch huyết và thải độc đa số đều nằm ở lớp mỡ dưới da ở vùng cổ gà, những tuyến giáp động vật ở vùng cổ đa số chứa chất độc, chất kích thích và các chất tồn dư từ thực phẩm mà gà ăn hàng ngày.

4. Phổi gà

Chuyên gia dinh dưỡng Vương Hưng Quốc chỉ ra rằng các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà là nơi chứa nhiều chất độc, tồn dư tùy theo điều kiện sinh sống của động vật. Tuy nhiên, phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,... nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó để đảm bảo an toàn, bạn nên loại bỏ phổi gà khi chế biến.

5. Mề, ruột gà

Trong con gà, mề và ruột là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể người nhất do đây là nơi tiêu hóa thức ăn của gà. Ngay cả khi chúng ta xử lý chúng bằng muối và nước sôi hay giấm thì các vi khuẩn trú ngụ ở đây cũng không bao giờ sạch hết. Chưa kể đến quá trình giết mổ, nếu không đảm bảo an toàn sẽ không loại bỏ được hết vi khuẩn bám trong nội tạng của gà.

6. Chân gà

PGS- TS Nguyễn Duy Thịnh (Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội) trả lời trên Zing cho rằng: Về cơ bản chân gà không phải là món ăn có nhiều chất dinh dưỡng. Mọi người thường sử dụng chân gà làm món nhậu hoặc đổi món, thay đổi khẩu vị khá hấp dẫn.

Lớp da ở chân gà có hàm lượng chất béo tùy thuộc vào chân to hay bé. Do đó, nếu ăn nhiều chân gà trong thời gian dài có thể làm gia tăng lượng mỡ máu ở những người có cholesterol máu cao. Tuy nhiên, nếu bạn làm thịt một con gà, tất nhiên, bạn không nên vứt bỏ hai chân của nó

Theo phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.