500 bức ảnh ghi lại dấu ấn lịch sử bóng đá Việt Nam

GD&TĐ - Cuốn sách “2018 - Dấu ấn lịch sử bóng đá Việt Nam” được ví như một cuốn nhật kí bằng hình ảnh, kể những câu chuyện của bóng đá Việt Nam trong năm 2018 đang được trưng bày tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Lễ cắt băng khai mạc triển lãm
Lễ cắt băng khai mạc triển lãm

Với 400 trang sách và 500 bức ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc thi đấu hết mình của các cầu thủ, những khoảnh khắc hồi hộp rồi vỡ òa trong niềm vui chiến thắng của các cổ động viên trong và ngoài sân cỏ.

Đến với Triển lãm ảnh “2018 - Dấu ấn lịch sử Bóng đá Việt Nam”, người xem sẽ cùng nhiếp ảnh gia Nguyễn Á sẻ chia từng cảm xúc khi anh giới thiệu về những bức ảnh trưng bày trong triển lãm, ghi lại những khoảnh khắc xuất thần trong các trận đấu của của đội tuyển U23, của đội tuyển tại Asiad, AFF Cup.

Tiết mục văn nghệ tại buổi lễ khai mạc Triển lãm
Tiết mục văn nghệ tại buổi lễ khai mạc Triển lãm

Qua những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc trong hành trình “Tự hào hát mãi lên Việt Nam ơi” của các chàng trai áo đỏ đã cho độc giả và người xem thấy nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã lăn xả và hòa mình vào từng trận đấu để ghi lại những hình ảnh, khoảnh khắc khó quên của các cầu thủ trẻ trên hành trình chinh phục.

Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ tại triển lãm
Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ tại triển lãm 

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, từ lâu, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á được biết đến như một người chép sử bằng hình ảnh, với nhiều quyển sách và triển lãm lớn mang những chủ đề khác nhau, nhưng hồn cốt của nó là “con người”. Những hình ảnh trong cuốn sách này là HLV Park Hang-seo, là các thế hệ cầu thủ Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, các cầu thủ đội tuyển Olympic Quốc gia, cho đến Đội tuyển Quốc gia Việt Nam… và những cổ động viên mà thế hệ đương đại chúng ta sẽ nhận ra đó là một phần kí ức của chính mình khi theo dõi các trận đấu, và các thế hệ bạn đọc mai sau sẽ hiểu thêm được những gì mà bóng đá Việt Nam đã trải qua để mang lại sự cổ vũ vô giá cho hào khí dân tộc…

Đại diện Ban Tổ chức và thủ môn Bùi Tiến Dũng đã trao trái bóng và chiếc áo có chữ kí của những cầu thủ vừa trở về từ Asian cup tới Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa
Đại diện Ban Tổ chức và thủ môn Bùi Tiến Dũng đã trao trái bóng và chiếc áo có chữ kí của những cầu thủ vừa trở về từ Asian cup tới Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa 

Trong chương trình, đại diện Ban Tổ chức và thủ môn Bùi Tiến Dũng đã trao trái bóng và chiếc áo có chữ kí của những cầu thủ vừa trở về từ Asian cup tới Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa - Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính để gây quỹ cho các em học sinh nghèo hiếu học.

Khán giả tham quan triển lãm
Khán giả tham quan triển lãm 

Hoạt động này là sự tri ân và trao truyền cảm xúc của đội tuyển tới cộng đồng, để cùng nhân lên những điều tốt đẹp và tinh thần quả cảm vươn lên, hết mình vì đất nước.

Triển lãm diễn ra từ ngày 30/01/2019 đến hết ngày 01/02/2019 tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.