50% số công bố quốc tế trong cả nước đến từ các trường ĐH

GD&TĐ - Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) nâng cao vị thế của các trường đại học thể hiện qua số lượng và chất lượng của công bố khoa học, nhất là công bố quốc tế.

50% số công bố quốc tế trong cả nước đến từ các trường ĐH

Thông qua công bố khoa học, với số lượng các bài báo và các bằng chứng nhận sở hữu trí tuệ đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế của các trường đại học và tiềm lực KHCN của quốc gia.

Khảo sát hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2011 – 2016 do nhóm cán bộ, chuyên gia thuộc các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước thực hiện nêu con số: Theo thống kê từ Web of Science, giai đoạn năm 2011-2015, tổng số công bố quốc tế của Việt Nam trong ISI là 10.034 bài, trong đó số công bố của các nhà khoa học thuộc các trường đại học có 5738 bài, chiếm trên 50% số công bố quốc tế trong cả nước.

Bên cạnh các sản phẩm công bố quốc tế, còn có các sản phẩm là sách tham khảo, chuyên khảo, bài báo khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế khác. Các sản phẩm này là những đóng góp quan trọng của hoạt động NCKH cho ngành Giáo dục.

Những trường có tỷ lệ công bố quốc tế cao nhất

Khối các trường đại học kỹ thuật công nghệ, bên cạnh các sản phẩm thương mại cao và các bằng chứng nhận sở hữu trí tuệ lớn, khối các trường này luôn có tỷ lệ công bố quốc tế cao nhất.

Riêng một số trường kỹ thuật công nghệ với một năm gần nhất (trên cơ sở số liệu của nhóm 16 trường: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Khoa học tự nhiên- ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa- ĐHQG TP HCM, Trường ĐH Bách khoa- ĐH Đà Nẵng) cho thấy: Công bố quốc tế giai đoạn 2011-2016 của 16 trường đại học khối kỹ thuật công nghệ là 1733/5.738 bài của cả nước (chiếm khoảng hơn 30% công bố ngành Giáo dục trên cả nước).

Khối trường đại học nông, lâm ngư y đã góp phần biên soạn 184 sách và giáo trình, trong đó có 6 sách và giáo trình thuộc lĩnh vực y dược, 178 sách và giáo trình thuộc lĩnh vực nông lâm ngư; đào tạo 155 NCS, trong đó có 42 NCS thuộc lĩnh vực y dược; đăng tải 7.023 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, trong đó có 3.349 bài đăng trên các kỷ yếu hội thảo quốc gia và quốc tế.

Số lượng khiêm tốn ở khối trường khoa học xã hội, nhân văn

Tuy nhiên, cũng theo khảo sát hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2011 – 2016, khối các trường ĐHSP có các công bố trên các tạp chí có chỉ số ISI thuộc về khoa học tự nhiên, số công bố của khối các trường khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục còn rất hiếm.

Nhìn chung, tổng số lượng bài báo quốc tế có chỉ số ISI được xuất bản trong cả giai đoạn 2011-2015 từ các trường sư phạm còn khá khiêm tốn so với số lượng nguồn nhân lực hiện có (804 bài quốc tế có chỉ số).

Số lượng các bài báo quốc tế của khối các trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn cũng còn khiêm tốn.

Trường có số bài báo quốc tế công bố nhiều nhất là Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TPHCM, tiếp đến là Trường ĐH Kinh tế thành phố HCM, Trường ĐH Kinh tế và Trường ĐH KHXH&NV của ĐHQG Hà Nội, trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Huế.

Tính trung bình 1 năm, 1 nhà khoa học của Trường ĐH Kinh tế của ĐHQG HN công bố 1,45 bài và các nhà khoa học trường ĐH KHXH&NV công bố được gần 1 bài. Các trường khác, 1 năm đạt khoảng 0,5 bài.

Bên cạnh đó, một số trường thuộc khối xã hội và nhân văn còn có chiến lược phát triển và nâng cấp các tạp chí khoa học của trường để có thể được vào trong danh mục của hệ thống ISI hoặc Scopus.

Năm 2015, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường ĐH Kinh tế Thành phố HCM đã được vào danh mục tạp chí khoa học Châu Á. Đây cũng là những nỗ lực rất lớn của các trường trong việc hỗ trợ các nhà khoa học công bố bài có chất lượng và nâng uy tín của các trường định hướng nghiên cứu.

Các công bố quốc tế (bài báo, sách và các phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích…) góp phần quan trọng trong nâng cao vị thế của các trường đại học.

Trong hầu hết xếp hạng về tiềm lực KHCN của các tổ chức khác nhau từ QS Ranking, QS Start, URAP, cho đến Webometrics, các chỉ số liên quan trực tiếp và gián tiếp đến KH&CN cụ thể như số công bố có trích dẫn cao nhất, số sản phẩm công nghệ có patent, số các spin-off trên thị trường chuyển nhượng, số các start-up được hình thành…. đều có trọng số rất cao trong đánh giá xếp hạng của đại học/hay tổ chức nghiên cứu nói chung.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.