Nếu không nhanh chóng tìm cách thanh lọc những chất cặn bã và độc tố, máu sẽ gặp khó khăn trong quá trình lưu thông, thậm chí còn phát tán độc tố đến nhiều cơ quan khác, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cơ thể.
Trên thực tế, việc thanh lọc máu không hề khó khăn như chúng ta vẫn nghĩ. Chỉ cần thêm vào thực đơn hằng ngày một vài món ăn dưới đây, "dòng suối" trong cơ thể của chúng ta đã được thanh lọc sạch sẽ.
1. Trà Phổ Nhĩ - thức uống giúp ổn định đường huyết
Đây là một loại bánh trà, và có tên chính thức là Phổ Nhĩ Vân Nam, một trong những nơi sinh trưởng chính của giống trà và là nơi sản xuất phổ nhĩ lớn nhất Trung Quốc.
Trà Phổ Nhĩ có thể chia làm hai loại, một loại được gia công phơi khô đơn giản thường được gọi là " Phổ Nhĩ Sống ", loại còn lại trải qua quá trình ủ lên men kỹ mà ra gọi là " Phổ Nhĩ Chín".
Thông thường, trà Phổ Nhĩ sống để tầm 10 năm mới uống sẽ cho hương vị thơm ngon nhất, còn Trà Phổ Nhĩ chín tốt nhất để 2 - 3 năm sau mới uống mới có vị ngon nhất.
Không như những loại trà thông thường khác, trà Phổ Nhĩ có màu nước nâu đỏ, sóng sánh rất đẹp, mùi nồng thoang thoảng rất đặc trưng, vị chát dịu, hậu ngọt, uống vào có cảm giác thông cổ.
Trà Phổ Nhĩ có tính ôn, không gây kích thích đối với tỳ vị, lại chứa nhiều thành phần có lợi đối với sức khỏe.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại trà này có tác dụng nổi bật trong việc điều trị bệnh tiểu đường và hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu.
Lời khuyên: Thời gian tốt nhất để uống trà Phổ Nhĩ là giữa hai bữa cơm trong ngày. Loại trà này nên pha với nước sôi 100 độ C, nên pha hai lần nước, nước đầu dùng để "rửa trà" (vì Phổ Nhĩ là loại trà để càng lâu càng ngon, dễ bám bụi bặm).
Sức hấp dẫn lớn nhất của Trà Phổ Nhĩ là đặc điểm các để lâu càng thơm.
2. Yến mạch – thực phẩm giúp điều hòa máu
Yến mạch rất giàu chất xơ và β-glucan, giúp ức chế sự hấp thu cholesterol của cơ thể và điều chỉnh lượng lipid trong máu.
Hơn nữa, yến mạch còn mang lại cảm giác no lâu, có thể được dùng như một loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân.
Chưa dừng lại ở đó, yến mạch còn là nguồn dinh dưỡng có công dụng ngăn ngừa thiếu máu với các sản phụ đang mang thai và có lợi cho hệ tiêu hóa của bà bầu.
Lời khuyên: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng ăn các món ăn chế biến từ bột yến mạch hoặc yến mạch nguyên chất hằng ngày rốt tốt cho người già và trẻ em.
Thông thường, chỉ 1 cốc bột yến mạch hoặc 1 bát cháo yến mạch đã cung cấp đủ 55% lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Cũng theo ý kiến của các chuyên gia, mọi người nên lựa chọn loại yến mạch "nguyên chất", không nên thêm đường, sữa.
3. Rau cần – "thần dược" kiểm soát huyết áp
Rau cần có nhiều vitamin P có tác dụng tăng cường hiệu lực của vitamin C trong việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu, có hiệu quả rõ rệt với các bệnh tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp do mang thai, sinh nở, tăng huyết áp thời kỳ mãn kinh.
Với đặc tính là cung cấp nhiều chất xơ, rau cần còn có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hóa.
Lời khuyên: Để không mua phải loại cần bẩn, nên tránh xa các loại rau cần có thân trắng nõn nà, phình to bất thường và ngó trắng đến mức "non nớt" vì rau này đã được tưới phân (phân đạm, phân tươi, phân chuồng) quá mức cho phép.
- Những mớ rau cần đã sậm màu, cọng không đều và có nhiều rễ cũng nên tránh. Nếu ăn phải rau cần bẩn người tiêu dùng rất dễ mắc giun sán hoặc bị tiêu chảy.
- Bạn chỉ nên chọn loại rau cần lá có màu xanh sáng, cọng rau non trắng, cuống và cả lá rau phải dày, cọng rau tròn và đều nhau, mớ rau có ít rễ.
Với giá thành rẻ và công dụng tuyệt vời, rau cần tây được mệnh danh là "thần dược" giúp kiểm soát huyết áp. (Ảnh minh họa).
4. Đậu đen – chất xúc tác tuần hoàn máu
Trong các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, đậu đen rất giàu các chất có lợi cho sức khỏe như phytoestrogen, isoflavone và ligosaccharide nên có thể điều trị và phòng ngừa nhiều căn bệnh liên quan đến huyết áp và tuần hoàn máu.
Đậu đen rất giàu anthocyanin, chất có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, giảm cholesterol và thúc đẩy tuần hoàn máu. Các isoflavone cũng giúp hạ lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch.
Không chỉ vậy, các acid béo linolic và linoleic cùng với photpholipid, lecithin trong đậu tương giúp ngăn cản sự tích tụ cholesteroltrong thành mạch máu từ đó hạn chế bệnh cao huyết áp.
Lời khuyên: Chất anthocyanins sẽ hoạt động ổn định và phát huy công dụng tối đa trong điều kiện kết hợp cùng acid. Vì vậy, kết hợp đậu đen và giấm là một lựa chọn thông minh đối với sức khỏe.
Trước tiên, bạn đem đậu đen rang chín, để nguội, cho vào trong lọ. Đổ lượng giấm vào khoảng 1/3 lọ để đậu có không gian nở ra. Khi đậu đã nở mềm, bạn có thể vớt ra ngoài và thưởng thức.
Đậu đen có cũng mặt trong danh sách những thực phẩm đặc biệt tốt cho máu. (Ảnh minh họa).
5. Rong biển – thực phẩm làm sạch máu
Hấp thu từ nước biển hơn 90 loại khoáng chất với hàm lượng muối thấp và canxi, rong biển từ xa xưa đã được mệnh danh là loại thực phẩm trường thọ. Đặc biệt, rong biển có tác dụng làm giảm huyết áp và thanh lọc máu bên trong cơ thể.
Những kết luận đưa ra từ các nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng đã cho thấy, rong biển có tác dụng bổ máu và tốt cho người bị cao huyết áp.
Loại thực phẩm này còn có chứa chất fertile clement – có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể.
Lời khuyên: Rong biển kỵ với tiết lợn, rượu vang trắng.Những người bị tỳ vị hư hàn và huyết áp thấp cũng nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.