5 tác dụng phụ nguy hiểm khi ăn đồ cay

GD&TĐ - Theo các chuyên gia, tác dụng phụ của thức ăn cay bao gồm các bệnh về tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn...

Có rất nhiều rủi ro khiến thức ăn cay không phải là một lựa chọn tốt của bạn. (Ảnh: ITN)
Có rất nhiều rủi ro khiến thức ăn cay không phải là một lựa chọn tốt của bạn. (Ảnh: ITN)

Miệng cay xè, bỏng môi, chảy nước mắt... - đây chỉ là một số tác dụng phụ có thể nhìn thấy được ngay sau khi ăn những món có nhiều ớt hoặc hạt tiêu.

Tuy nhiên, có nhiều điều đang diễn ra bên trong cơ thể bạn mà có thể bạn chưa biết. Có rất nhiều rủi ro khiến thức ăn cay không phải là một lựa chọn tốt của bạn.

Thức ăn cay thường dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, làm vết loét trầm trọng hơn và thậm chí gây đau đầu và buồn nôn. Tất nhiên, tất cả phụ thuộc vào mức độ chịu đựng của bạn và sức nóng mà bạn có thể xử lý.

Mặc dù thức ăn cay khá phổ biến ở một số nền văn hóa, nhưng đối với những người không quen với mức độ mạnh gia vị, những thức ăn này thường có thể trở thành một lựa chọn khó chịu.

Lý do thức ăn bị cay

Nói chung, thức ăn cay có chứa một hợp chất hoạt tính sinh học gọi là capsaicin. Chuyên gia dinh dưỡng Garima Goyal (Ấn Độ) giải thích: “Hợp chất này kích hoạt các thụ thể trong miệng khi bạn cắn vào, gây ra cảm giác nóng rát”.

Cơ thể chúng ta có nhiều cơ quan thụ cảm trên da và xung quanh miệng. Chúng được kích hoạt khi tiếp xúc với nhiệt. Capsaicin kích hoạt các thụ thể này và đây là nguyên nhân khiến chúng ta phải chạy đi lấy một cốc nước sau khi cắn phải miếng ớt.

Khi những thụ thể này được kích hoạt, nó sẽ dẫn đến cảm giác nóng rát quanh miệng, da cũng như dạ dày và mắt của chúng ta. Đây là lý do tại sao thức ăn quá cay cũng có thể khiến bạn buồn nôn.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Chất lượng và Ưu tiên Thực phẩm cho biết, việc tiếp xúc nhiều lần với capsaicin và ớt có thể dẫn đến tình trạng mẫn cảm mãn tính.

Rủi ro khi ăn đồ cay

2. Tot nhat nen tranh do an cay.jpg
Tốt nhất nên tránh đồ ăn cay trong trường hợp mắc các tình trạng lâm sàng. (Ảnh: ITN)

Tiêu thụ thực phẩm cay như ớt không có bằng chứng gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên, việc tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải luôn được khuyến khích. Dưới đây là một số cách gia vị cay tác động đến cơ thể.

Đau dạ dày

Tiêu thụ thực phẩm nhiều ớt trong thời gian dài với số lượng lớn có thể dẫn đến chứng ợ chua hoặc các vấn đề về dạ dày khác.

Nghiên cứu được công bố trên Current Medicinal Chemistry cho biết thực phẩm cay có thể gây ra chứng ợ nóng, tuy nhiên, lý do chính xác tại sao điều này xảy ra cần nhiều nghiên cứu hơn.

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Nghiên cứu tế bào thực nghiệm, cho biết việc hấp thụ capsaicin dẫn đến cảm giác buồn nôn cũng như cảm giác cồn cào trong dạ dày, bên cạnh đó là đau bụng.

Làm trầm trọng thêm tình trạng viêm hoặc loét dạ dày

Nhiều nghiên cứu cho biết thực phẩm cay có thể không trực tiếp gây ra viêm hoặc loét dạ dày. Tuy nhiên, khi bạn đã có những tình trạng như vậy, đồ ăn cay thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, tốt nhất nên tránh đồ ăn cay trong trường hợp mắc các tình trạng lâm sàng.

Tăng cân

Đúng là gia vị có thể giúp bạn giảm cân. Tuy nhiên, nhiều loại món ăn cay nói chung có nguồn gốc từ thịt và điều này dẫn đến việc tiêu thụ quá mức và gây tăng cân. Ngoài ra, việc thèm ăn ngọt sau cay có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bạn về lâu dài.

Tiêu chảy

Mặc dù ban đầu bạn cảm thấy miệng nóng rát khi ăn thức ăn quá cay, nhưng khi thức ăn đi vào đường tiêu hóa, nó có thể khiến tốc độ tiêu hóa tăng lên. Điều này thường dẫn đến tiêu chảy cũng như đau đớn khi đi đại tiện.

Có thể dẫn đến đau đầu

Đau đầu như sét đánh có thể xảy ra sau khi ăn đồ ăn quá cay. Đây là loại đau đầu xuất hiện đột ngột. Một nghiên cứu được công bố trên BMJ cho biết một người đàn ông ăn loại ớt cay nhất thế giới đã bị đau đầu dữ dội.

Kết quả chụp CT cho thấy các động mạch trong não của người đàn ông này hẹp hơn bình thường. Cơn đau đầu như sét đánh xuất hiện khi có sự thay đổi đột ngột về lưu lượng máu.

Nhận biết thức ăn cay quá mức cho phép

Không có giới hạn cho việc tiêu thụ thực phẩm cay. “Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người. Tuy nhiên, khi ăn đồ cay, bạn không nên quá nhiệt tình và luôn nhớ ở trong giới hạn,” Goyal nói.

Nhìn chung, bổ sung thức ăn cay một hoặc hai lần mỗi tuần có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng xấu nào cho dạ dày. Nói cách khác, tiêu thụ thức ăn cay hàng ngày có thể dựa trên khả năng chịu đựng và vị giác của bạn.

Theo healthshots.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.