5 sự thật cần biết về cong vẹo cột sống ở trẻ

GD&TĐ - Ông Paul Sponseller – Chuyên gia chỉnh hình nhi khoa và là Giám đốc Bộ phận phẫu thuật chỉnh hình nhi khoa của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã chia sẻ 5 sự thật về chứng vẹo cột sống.

Đây là những điều phụ huynh nên biết, nhằm giúp điều trị chứng vẹo cột sống ở trẻ kịp thời.

Chẩn đoán sớm là “chìa khóa”

Vẹo cột sống không gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi được chẩn đoán, hầu hết trẻ em không cần phải nhập viện. Trẻ cũng vẫn đến trường bình thường và không cần thay đổi lịch trình hằng ngày.

Trên thực tế, rủi ro lớn nhất là sự tiến triển đường cong đáng kể theo thời gian. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên thảo luận chi tiết về tình trạng của con với bác sĩ. Điều quan trọng cha mẹ cần nhớ là đại đa số bệnh nhân vẹo cột sống có thể tiếp tục cuộc sống bình thường.

Bên cạnh đó, cha mẹ phải bảo đảm rằng, trẻ được khám sức khỏe định kỳ. Nhờ đó, có thể sớm chẩn đoán và xử trí các tình trạng như cong vẹo cột sống. Ông Sponseller cho biết: “Nếu chứng vẹo cột sống có thể được chẩn đoán trước khi trẻ có sự phát triển, các bác sĩ có thể xác định một kế hoạch điều trị. Từ đó, ngăn việc hình thành tình trạng cong vẹo nhiều hơn trong thời gian trẻ tăng trưởng”.

Các dấu hiệu thường gặp của chứng vẹo cột sống bao gồm vai hoặc hông không đồng đều. Tuy nhiên, nhìn chung, tình trạng này không gây đau. Do đó, bệnh của trẻ có thể không được chú ý cho đến khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc tổng quát.

“Trẻ em trong độ tuổi từ 10 - 12 thường trở nên kín đáo hơn. Vì vậy, cha mẹ không còn hỗ trợ trẻ trong các hoạt động như tắm hoặc mặc quần áo. Do đó, việc nhận thấy  sự thay đổi này là không dễ”, ông Sponseller lưu ý.

Hầu hết, không rõ nguyên nhân

Vẹo cột sống ở trẻ khó được phát hiện sớm.

Vẹo cột sống ở trẻ khó được phát hiện sớm.

Chuyên gia này nhấn mạnh, trong trường hợp trẻ được chẩn đoán vẹo cột sống, đó cũng không phải là lỗi của phụ huynh. “Cha mẹ có xu hướng hỏi họ có thể làm gì để ngăn ngừa chứng vẹo cột sống ở trẻ. Tuy nhiên, chứng vẹo cột sống là một căn bệnh rất thú vị.

Bởi, hiện tại vẫn chưa có nguyên nhân hoặc phương pháp phòng ngừa nào được tìm ra”, ông Sponseller chia sẻ. Bên cạnh đó, các phụ huynh cũng thường cho rằng, sai tư thế hoặc đeo ba lô nặng có thể gây ra chứng vẹo cột sống ở trẻ. Theo ông Sponseller, hai yếu tố này có thể liên quan đến các bệnh lý về cột sống và lưng khác. Tuy nhiên, thực tế, chúng không gây ra chứng vẹo cột sống.

Chứng vẹo cột sống di truyền

Vẹo cột sống là tình trạng phổ biến thường xuất hiện ở thanh thiếu niên. Tại Mỹ, mỗi năm, có khoảng 3 triệu trường hợp được chẩn đoán vẹo cột sống. Phần lớn trong số đó được xác định là chứng vẹo cột sống vô căn. Đây là một dạng vẹo cột sống xuất hiện ở trẻ em từ 10 - 12 tuổi.

“Khi nghe thấy bác sĩ nói rằng, chứng vẹo cột sống có thể di truyền trong các gia đình, nhiều phụ huynh thường băn khoăn rằng: “Nhưng gia đình chúng tôi không ai mắc bệnh này cả”. Song, thực tế, có thể ai đó trong gia đình đã hoặc đang trải qua tình trạng vẹo cột sống.

Tuy nhiên, tình trạng của họ không được chú ý vì là một trường hợp rất nhẹ”, chuyên gia Sponseller nhận định. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp khi trẻ là người đầu tiên trong gia đình bị vẹo cột sống. Vận động nhiều và ăn uống lành mạnh là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể của trẻ.

Thực tế, bản thân chứng vẹo cột sống bẩm sinh là không thể ngăn ngừa được. Điều đó cũng đồng nghĩa là không có cách nào để cha mẹ có thể thay đổi kết quả chẩn đoán của con mình.

Tỷ lệ cần điều trị

“Tôi nhận thấy, một số bệnh nhân mặc định rằng, họ sẽ cần điều trị chứng vẹo cột sống. Tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ nhỏ - khoảng 30% bệnh nhân vẹo cột sống cần phải điều trị bằng nẹp cố định.

Ngoài ra, một tỷ lệ khoảng 10% bệnh nhân thực sự cần phẫu thuật”, ông Sponseller cho biết. Do đó, theo chuyên gia này, trong trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc chứng vẹo cột sống, điều quan trọng là phụ huynh không quá lo lắng.

Điều phụ huynh cần nhớ là: Các diễn viên nổi tiếng, vũ công, người mẫu và thậm chí là vận động viên Olympic đã tiết lộ rằng họ bị cong vẹo cột sống.

Mặc dù, chứng vẹo cột sống đòi hỏi phải theo dõi và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng - có thể điều chỉnh cuộc sống, nhưng đó là một tình trạng kiểm soát được với kết quả tích cực.

Ông Sponseller lý giải, vẹo cột sống là một tình trạng dễ kiểm soát khi được chẩn đoán sớm. Vẹo cột sống bình thường không gây ra đau đớn đáng kể hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Đối với những bệnh nhi đang phát triển, có thể sử dụng nẹp cố định để ngăn tình trạng cong vẹo cột sống trở nên tồi tệ hơn khi trẻ trưởng thành. Ngay cả khi mang nẹp cố định, trẻ vẫn có thể thi đấu thể thao, chơi với bạn bè và tận hưởng một tuổi thơ vui vẻ, tham gia những hoạt động giống các bạn cùng lứa.

Phẫu thuật, nếu cần, sẽ có kết quả tốt

Ông Sponseller - người thực hiện hơn 150 ca phẫu thuật cột sống mỗi năm - khuyến cáo, nếu có con đang trải qua tình trạng vẹo cột sống, các phụ huynh sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định để trẻ phẫu thuật.

Tuy nhiên, phụ huynh cần biết rằng, phẫu thuật càng sớm càng tốt. Khi được thực hiện sớm, ca phẫu thuật có xu hướng diễn ra đơn giản hơn. Theo ông Sponseller, điều quan trọng là trẻ có sức khỏe tổng thể tốt.

Bên cạnh đó, gia đình cần hỗ trợ trẻ trong quá trình hồi phục. Cha mẹ cũng nên trao đổi với trường học của con. Nhờ đó, xác định kế hoạch học tập của trẻ sau thời gian phẫu thuật - thường là một đến hai tháng.

Theo Hopkinsmedicine

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.