Cách phòng chống bệnh cong vẹo cột sống học đường

GD&TĐ - Bác sỹ Lỗ Văn Tùng - Trưởng khoa Vệ sinh và Sức khỏe trường học (Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y tế) - chia sẻ về các nguyên nhân và biện pháp phòng chống bệnh cong vẹo cột sống học đường.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Bác sỹ Tùng - cho biết: Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong về bên trái hoặc bên phải (vẹo cột sống) hoặc bị cong quá mức về phía trước hay phía sau. Do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường (cong cột sống).

Theo bác sỹ Tùng, nguyên nhân của bệnh này có thể là do bệnh cơ, bệnh thần kinh, do những bất thường bẩm sinh của đốt sống và cột sống, do loạn dưỡng xương, do chấn thương.

Hoặc do thể trạng học sinh kém, ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm.

Ngoài ra, ở trường học, có thể do sự sai lệch tư thế, ngồi học với bàn ghế không phù hợp, mang cặp sách quá nặng về một bên tay, vai, chiếu sáng kém; do thói quen tư thế xấu như: Đi, đứng, ngồi không đúng tư thế.

Để phòng chống bệnh cong vẹo cột sống, bác sỹ Tùng - khuyến cáo: ở trường nên sắp xếp bàn ghế phù hợp; nâng cao sức khỏe bằng cách ăn uống hợp lý; tăng cường các hoạt động thể lực; đảm bảo thời gian ngủ, nghỉ ngơi.

Mặt khác, cần giữ gìn tư thế đúng như: Không mang vác vật nặng 1 bên tay, sử dụng cặp sách 2 quai, không đi đi dép quá cao; ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế.

Bệnh cong vẹo cột sống nếu không được điều trị sớm, cơ sở vật chất sẽ tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây đau lưng, hạn chế vận động của hệ thống cơ xương; gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, tác động xấu đến tâm lý; ảnh hưởng đến chức năng của tim, phổi (giảm dung tích sống); gây biến dạng xương chậu, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ