Những sai lầm phổ biến khi trị xoang tại nhà
1. Uống thuốc kháng sinh ngay
Nhiều người khi thấy mũi bị nghẹt, dịch mũi đặc có màu vàng xanh liền vội vàng mua thuốc kháng sinh uống ngay. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng không phải lúc nào viêm xoang cũng cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cảnh báo khi bị viêm xoang không nên dùng thuốc kháng sinh ngay, vì hầu hết các vấn đề về xoang là do virus gây ra, mà thuốc kháng sinh không điều trị được virus. Sử dụng kháng sinh dài ngày có thể dẫn đến nhờn thuốc, kháng kháng sinh. Dùng nhiều thuốc kháng sinh còn gây tác dụng phụ lên gan, thận, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vì vậy, bạn chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định và cần dùng hết liều thuốc ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm.
2. Rửa mũi bằng xi lanh
Rửa mũi là biện pháp phổ biến để đẩy dịch nhầy trong mũi cùng vi trùng ra ngoài. Sau khi rửa, mũi sẽ thông thoáng hơn, dễ thở hơn. Tuy nhiên, nếu dùng xi lanh để rửa, hốc mũi sẽ dễ bị đau, thậm chí dễ bị viêm tai do áp lực lớn. Do vậy, chỉ nên dùng bình rửa mũi chuyên dụng để rửa sạch mũi xoang.
Ngoài ra, khi rửa mũi, nên dùng nước muối sinh lý (với nồng độ 0.9% - 9 g muối trên 1000 ml nước phù hợp nhất với cơ thể người), tránh tự pha nước muối nếu không biết cách. Tự pha nước muối có thể không đúng tỷ lệ, gây hại niêm mạc mũi. Chưa kể nếu dùng nước máy hoặc các loại nước không tiệt trùng thì khả năng đưa vi trùng vào hốc xoang là rất cao.
3. Áp dụng nhiều mẹo dân gian
Có một số mẹo dân gian trị viêm xoang được truyền miệng như dùng rượu tỏi, lá lốt hay hoa ngũ sắc (cây cứt lợn). Dù áp dụng theo bất kỳ cách nào, bạn cũng cần tìm hiểu cả lợi ích và tác hại của từng biện pháp, để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Theo chia sẻ của bác sĩ Võ Quang Phúc – Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM: Những biện pháp dân gian như dùng những loại thuốc nhỏ vào mũi, ngửi thảo dược không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh có thể gây viêm mũi nặng hơn, tổn thương niêm mạc, nhất là với trẻ em.
4. Dùng thuốc xịt mũi co mạch kéo dài
Một số loại thuốc xịt mũi có tác dụng co mạch hiệu quả tức thời giúp thông mũi, giảm tiết nước mũi. Tuy nhiên, những loại thuốc này không nên dùng quá 7 ngày, kẻo sẽ gây phản tác dụng (viêm mũi ngày càng nặng, phì đại cuốn mũi, sung huyết mũi…).
5. Không chữa ngay khi mới chớm viêm xoang
Nhiều triệu chứng viêm xoang khá giống với cảm lạnh, cúm hay dị ứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức đầu… Do vậy, người bệnh thường lơ là trong việc điều trị mà để bệnh tự khỏi hoặc chỉ điều trị các triệu chứng đơn thuần. Chỉ đến khi các triệu chứng nặng hơn, mũi chảy dịch mủ vàng xanh, có mùi hôi, đau nhức mũi xoang thì mới “tá hỏa”.
Viêm xoang cấp tính không được điều trị có thể tiến triển thành viêm xoang mạn tính, khiến thời gian điều trị kéo dài, lâu khỏi, tốn kém và mệt mỏi. Thậm chí, nhiều trường hợp viêm xoang mạn tính gây biến chứng nặng nề.
Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng viêm xoang, cần tìm phương hướng điều trị ngay.
Điều trị viêm xoang bằng thuốc Xoang Đông y thế hệ 2
Đông y có nhiều bài thuốc trị viêm xoang nhưng nếu dùng thuốc chưa được kiểm chứng, dược liệu không đảm bảo an toàn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe.
Xuất phát từ bài thuốc tiêu viêm, thông mũi bí truyền trong dân gian, các chuyên gia đã nghiên cứu bào chế thành thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO.
Thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 không chỉ hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm xoang cấp và mạn tính mà còn có tác động hỗ trợ cân bằng âm dương trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe cho niêm mạc mũi xoang. Nhờ vậy, sẽ tránh được ngoại tà, hàn tà xâm nhập, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Thuốc Xoang Nhất Nhất
Thông mũi, tiêu viêm trị: - Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi - Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Điện thoại: 1800.6689 Fax: 0272.3817.337 Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 289/2020/XNQC/QLD Xem thêm về sản phẩm: https://nhatnhat.com/thuoc-xoang-nhat-nhat.html |