Dưới đây là 5 phương pháp dạy học hiệu quả được nhiều giáo viên áp dụng và chia sẻ:
Thảo luận lấy học sinh làm trung tâm
Áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, giáo viên có thể trở thành các “nhà hiền triết trên bục giảng”, nhưng điều này không giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc. Việc áp dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm thấy sự gia tăng về khả năng hiểu, nói và nghe của học sinh. Thực hiện các cuộc thảo luận lấy học sinh làm trung tâm khá dễ dàng, chỉ cần tạo ra các câu hỏi kích thích tư duy đi sâu vào nội dung.
Theo cô Nguyễn Thu Thủy giáo viên dạy Văn (trường THCS Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội): Trước đây, khi đọc một đoạn văn hoặc truyện ngắn, giáo viên sẽ đặt câu hỏi cho cả lớp. Chắc chắn, 5 hoặc 6 học sinh sẽ trả lời các câu hỏi và giáo viên cho rằng mọi học sinh đều hiểu. Bây giờ, giáo viên tạo các nhóm nhỏ gồm 3 hoặc 4 học sinh và các em trả lời các câu hỏi trong nhóm nhỏ trước đó, đảm bảo tất cả học sinh có cơ hội tham gia.
Thực hiện kết nối bài học với thực tế
Chia sẻ của các thầy cô dạy Lịch sử, trong giờ học giáo viên có thể tiến hành một hội nghị G20 trong lớp với các học sinh đại diện cho các quốc gia và tập trung vào các vấn đề cụ thể. Mục tiêu của học sinh là khám phá các vấn đề của từng khu vực cụ thể và hình thành mối quan hệ với các quốc gia khác để giải quyết chúng. Điều này giúp học sinh đưa ra quan điểm cá nhân với các vấn đề quốc tế theo cách riêng.
Với các thầy cô dạy Vật lý, trong giờ học sinh được giáo viên hướng dẫn xây dựng các mô hình vật lý của riêng mình để áp dụng lý thuyết vào cuộc sống. Giáo viên nên rà soát lại chương trình giảng dạy và xem xét những ứng dụng nào có thể mang vào lớp học. Giờ học thực sự hứng thú hơn. Những kết nối với thực tế đó sẽ giúp học sinh hiểu nội dung và lý thuyết giáo viên đang dạy tốt hơn nhiều so với việc chỉ đọc một cuốn sách giáo khoa.
Giáo viên có thể tăng sự độc lập của học sinh thông qua việc trao quyền tự chủ. (Ảnh minh họa) |
Tăng quyền tự chủ của học sinh
Giáo viên hoàn toàn có thể tăng sự độc lập của học sinh thông qua việc trao quyền tự chủ cho họ trong lớp học. Chẳng hạn, cho phép học sinh chọn một vài gợi ý khi viết các bài văn. Bởi vì điều quan trọng là gắn kết việc học với sở thích cá nhân của học sinh, học sinh có thể chọn cách đặt vấn đề, đưa ra quan điểm cá nhân trong bài văn của mình.
Tức là giáo viên đảm bảo vẫn cung cấp cho học sinh của mình những mục tiêu rõ ràng và học sinh lựa chọn trong khuôn khổ đó. Tự chủ giúp thu hút và trao quyền cho học sinh, cho phép học sinh có tiếng nói trong học tập.
Xây dựng mối quan hệ trong lớp học
Xây dựng mối quan hệ trong lớp học là vô cùng quan trọng cho sự thành công trong học tập và hành vi của học sinh. Giáo viên có thể giúp xây dựng mối quan hệ bằng cách gặp gỡ các học sinh và tạo ra các hoạt động đội nhóm.
Cô Phạm Thị Nga – GV trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng (Hà Nội) rất tích cực tham dự các sự kiện thể thao của học sinh và cả các hoạt động sau giờ học cũng cung cấp bệ phóng tuyệt vời cho mối quan hệ này. Theo cô Nga, mỗi tuần giáo viên nên dành một vài phút “nói chuyện thực tế” trong lớp để thảo luận về các chủ đề quan trọng đối với chúng. Điều đó giúp phá vỡ các bức tường và xây dựng tình đoàn kết trong lớp học.
Cải thiện khả năng đọc của học sinh
Mỗi giáo viên hãy luôn lưu ý cải thiện khả năng đọc của học sinh. Cung cấp tài liệu đọc phù hợp với học sinh và giúp học sinh hiểu được niềm vui đọc sách. Giáo viên có thể tạo tủ sách tại lớp với những tác phẩm hay do chính các học sinh trong lớp quyên góp. Ngoài ra, giáo viên có thể chia sẻ với học sinh của mình về một tác phẩm hay trên mạng hoặc báo. Từ đó, học sinh cũng sẽ chia sẻ với giáo viên khi đọc một cái gì đó hấp dẫn và kích thích tư duy.