LTS: Quý vị bạn đọc đang theo dõi bài viết của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Ở bài này, Giáo sư Nguyễn Văn Minh phân tích, nhận định về kỳ thi ở góc độ tổ chức và thực thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo; của các địa phương. Từ đây, ông rút ra các khuyến nghị rất đáng chú ý.
Tòa soạn Giáo dục và Thời đại trân trọng giới thiệu.
Trong những năm gần đây, việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và sau đó là tốt nghiệp THPT đã mang lại những kết quả đáng mừng và từ đó có thể rút ra một số vấn đề hữu ích.
Những bước chuyển phù hợp
Việc chuyển từ Bộ GD&ĐT trực tiếp tổ chức (với vai trò chủ đạo của các trường đại học) về các địa phương do các Sở chủ trì (các trường đại học chỉ tham gia công tác thanh tra, giám sát) là một bước phân cấp phù hợp, đặc biệt là trong hai năm học với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Sau sự cố năm 2018, từ năm 2019 đến nay công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi diễn ra nghiêm túc và bảo đảm đúng quy chế. Đặc biệt trong hai năm vừa qua, trước những khó khăn, việc tổ chức kỳ thi vẫn diễn ra đúng quy định và ổn định. Rõ ràng, càng về sau mọi công đoạn của kỳ thi dần đi vào nền nếp và chuẩn hóa.
Phải nhắc lại rằng, đây là Kỳ thi tốt nghiệp THPT, không phải là kỳ thi tuyển vào đại học, để có cách nhìn đúng mức, không phải là kỳ thi có tính cạnh tranh. Vì vậy, đừng coi điểm 10 là những số liệu quan trọng nhất mà qua đây rút ra được điều gìđể có những tác động tích cực vào giáo dục, điều chỉnh cách dạy, cách học, kiểm tra đánh giá và cao hơn làđiều chỉnh chính sách phù hợp nhằm phát triển giáo dục đất nước.
Sau mỗi kỳ thi, có nhiều ý kiến, nhận định nhưng tựu trung lại là sự hài lòng của xã hội, của phụ huynh và học sinh, cóđịnh chuẩn để nhìn lại giáo dục phổ thông và những vấn đề đặt ra cần cải tiến [1, 2, 3, 4]. Cũng cóý kiến cho rằng, số thí sinh đỗ tốt nghiệp cao thì tổ chức thi chỉ sinh ra tốn kém. Chúng ta nên có một cách nhìn tổng quát hơn để nhận định toàn diện và vì mục đích điều chỉnh cả những vấn đề vi môđến chiến lược vĩ mô của giáo dục chứ không thuần túy là kết quả điểm số từng năm.
Trong bài viết này, không thể bao quát hết tất cả. Chúng tôi nhìn ở một số khía cạnh thông qua kết quả của 5 năm gần đây và đưa ra một số nhận định.
Đề thi và chuẩn hóa: Từ kết quả các môn thi qua các năm cho thấy sự phân bố điểm số theo dạng hình chuông sát dần giữa kết quả điểm số với đường cong phân bố. Điều này cho thấy công tác ra đề, số lượng đề, công việc chuẩn hóa đề ngày càng tốt hơn. Từ đây có thể thấy, mặc dùđánh giá tốt nghiệp nhưng có sự phân hóa trong nội bộ rõ nét hơn đối với học sinh.
Hình 1 minh họa cho kết quả môn Toán của năm 2021. Hầu hết các môn đều có xu hướng tương tự (trừ môn Tiếng Anh sẽ phân tích riêng).
Về kết quả của từng địa phương: Trên cơ sở kết quả của 5 năm gần nhất (2017 – 2021), tần suất lặp lại thứ hạng của các địa phương nhìn chung tương đối ổn định. Một số địa phương có sự thay đổi đáng ghi nhận như: Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong đó, kết quả điểm các môn thi của học sinh các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ về tổng thể thuộc nhóm cao. Tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bà Rịa -Vũng Tàu; khu vực miền Trung; các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc nhìn chung có kết quả thấp hơn.
Rõ ràng, những địa phương có dân số ổn định, điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội không quá khó khăn, kết quả khá tốt. Kết quả này đặt ra cho những nhà hoạch định chính sách cần có những quyết sách tốt hơn đối với các tỉnh Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nam Bộ và miền núi phía Bắc. Rõ ràng, đây là các địa phương còn khó khăn về mọi mặt. Qua đây, cũng cho thấy cần có chiến lược mang tầm vĩ mô về đầu tư cho giáo dục mới có thể thúc đẩy phát triển giáo dục cácvùng này.
Về kết quả môn Tiếng Anh: Về mặt trọng số của phổ điểm thi tiếng Anh năm 2021, đã có nhiều nhận định và lý giải. Nếu dựa trên mô hình thống kê, dùng mô hình trộn hai phân phối chuẩn tương ứng giữa thí sinh ở vùng thành thị và vùng nông thôn, kết quả cho thấy có sự lệch giữa mô hình lý thuyết và số liệu thực nghiệm đáng kể.
Nếu dùng mô hình trộn ba phân phối chuẩn, trong đó bao hàm các yếu tố nhưđiều kiện kinh tế - xã hội, năng lực cá nhân, định hướng nghề nghiệp… thì kết quả khá thú vị. Ngoài hai xu hướng nêu trên, không loại trừ số học sinh có năng lực hoặc định hướng nghề nghiệp nên cóđộng cơ học tiếng Anh cao và kết quả từ các địa phương một số học sinh có kết quả tốt.
Điều thú vị là đối với các tỉnh có đầu tư nước ngoài hoặc có các cơ quan đại diện nước ngoài, các địa phương có giao lưu quốc tế nhiều thì kết quả về điểm thi ngoại ngữ cao. Chẳng hạn, Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm liền giữ vị trí số 1, tiếp theo là Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng. Đây là các địa phương năng động và cũng là các địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nằm ở tốp trên, tính hội nhập rõ rệt hơn.
Phải chăng, đó là yếu tố có tác động thu hút việc học ngoại ngữ của học sinh. Tất nhiên, đây là các địa phương có lợi thế về nhiều mặt. Trong đó cũng cần chú ý đến yếu tố xã hội hóa, đầu tư của gia đình. Qua đây, cũng sẽ có những nhận định về tác động của Đề án Ngoại ngữ quốc gia đối với việc dạy và học ngoại ngữ và có những điều chỉnh phù hợp.
Tuy nhiên, qua kết quả này cũng thấy rõ sự tiếp cận trong việc dạy và học ngoại ngữ còn có khoảng cách khá xa giữa các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Ngay cả trong một địa phương nhưng giữa các quận nội thành và ngoại thành cũng xảy ra tình trạng tương tự.
So sánh kết quả giữa điểm thi tốt nghiệp và điểm học bạ cũng là một tham số đáng quan tâm. Hầu hết các tỉnh, thành phố đều có sự chênh lệch giữa điểm thi tốt nghiệp vàđiểm học bạ (Bảng 1).
Bảng 1. Các địa phương có điểm học bạ cao hơn điểm thi tốt nghiệp (chỉ tính với các điểm chênh lệch >1 điểm) (Nguồn: Bộ GD &ĐT)
Tỉnh, TP | Toán | Văn | Lý | Hóa | Sinh | Sử | Địa | GDCD | Anh | Ghi chú |
Nam Định | + | + | 2 | |||||||
TP HCM | + | + | + | + | 4 | |||||
Bình Dương | -0.03 | + | + | 2 | ||||||
Hà Nam | + | + | + | 3 | ||||||
Ninh Bình | + | + | 2 | |||||||
Thái Bình | + | + | + | + | + | + | 6 | |||
Hải Phòng | + | + | + | + | + | + | + | + | 8 | |
Bắc Ninh | + | + | + | + | + | 5 | ||||
Hà Nội | + | + | + | + | + | + | 6 | |||
Bà Rịa – VT | + | + | + | + | 4 | |||||
Tiền Giang | + | + | + | + | 4 | |||||
Hải Dương | + | + | + | + | + | 5 | ||||
Đà Nẵng | + | + | + | + | 4 | |||||
An Giang | + | + | 2 | |||||||
Vĩnh Phúc | + | + | 2 | |||||||
Lâm Đồng | + | 1 | ||||||||
Bình Định | + | + | + | 3 | ||||||
Bạc Liêu | + | 1 | ||||||||
Hưng Yên | + | + | + | + | + | + | + | 7 | ||
Bến Tre | + | + | + | + | + | 5 | ||||
Tây Ninh | + | + | + | 3 | ||||||
Vĩnh Long | + | + | + | + | + | 5 | ||||
Thừa Thiên – Huế | + | + | + | 3 | ||||||
Hà Tĩnh | + | + | + | 3 | ||||||
Bắc Giang | + | + | + | 3 | ||||||
Long An | + | + | + | + | + | + | + | 7 | ||
Bình Phước | + | + | + | + | + | 5 | ||||
Cần Thơ | + | + | 2 | |||||||
Quảng Ngãi | + | + | + | 3 | ||||||
Bình Thuận | + | + | 2 | |||||||
Khánh Hòa | + | + | + | + | 4 | |||||
Phú Thọ | + | + | 2 | |||||||
Đồng Nai | + | + | + | 3 | ||||||
Quảng Nam | + | + | + | 3 | ||||||
Đồng Tháp | + | + | + | + | + | + | + | 7 | ||
Nghệ An | + | + | + | + | + | + | 6 | |||
Phú Yên | + | + | + | + | + | + | + | + | 8 | |
Kon Tum | + | + | + | 3 | ||||||
Cà Mau | + | + | + | + | + | 5 | ||||
Gia Lai | + | + | + | + | 4 | |||||
Thanh Hóa | + | + | + | + | 4 | |||||
Quảng Trị | + | + | + | 3 | ||||||
Lào Cai | + | + | + | 3 | ||||||
Ninh Thuận | + | + | + | 3 | ||||||
Kiên Giang | + | + | + | + | + | 5 | ||||
Đăk Nông | + | + | + | + | 4 | |||||
Đăk Lăk | + | + | + | 3 | ||||||
Quảng Bình | + | + | + | + | 4 | |||||
Quảng Ninh | + | + | + | + | + | + | 6 | |||
Thái Nguyên | + | + | + | + | 3 | |||||
Sóc Trăng | + | + | + | + | + | + | + | 7 | ||
Lai Châu | + | + | + | 3 | ||||||
Hậu Giang | + | + | + | + | + | 5 | ||||
Trà Vinh | + | + | + | + | 4 | |||||
Tuyên Quang | + | + | 2 | |||||||
Yên Bái | + | + | + | 3 | ||||||
Bắc Kạn | + | + | + | 3 | ||||||
Lạng Sơn | + | + | + | + | 4 | |||||
Điện Biên | + | + | + | + | + | 5 | ||||
Cao Bằng | + | + | + | + | 4 | |||||
Sơn La | + | + | + | + | 4 | |||||
Hòa Bình | + | + | + | + | 4 | |||||
Hà Giang | + | + | + | + | + | 5 | ||||
24 | 9 | 18 | 15 | 57 | 63 | 13 | 2 | 48 |
Từ bảng này có thể thấy số địa phương có số môn có điểm học bạ cao hơn điểm thi tốt nghiệp khá nhiều (ở đây chỉ tính cho các môn học có điểm chênh lệch trên 1 điểm): có 2 địa phương chênh lệch đến 8 môn; 4 địa phương chênh lệch 7 môn; 4 địa phương chênh lệch 6 môn; 8 địa phương chênh lệch 5 môn; 5 địa phương chênh lệch 4 môn.
Thông tin này, dù chưa toàn diện nhưng cũng cho chúng ta có cách nhìn về kết quả đánh giá ở các cơ sở giáo dục và trên mặt bằng chung của cả nước. Như vậy, muốn có bức tranh tổng thể về kết quả học tập chung của toàn quốc cần có một kỳ đánh giá mang tầm quốc gia.
Nhận định và khuyến cáo
Thứ nhất, qua 5 năm nhìn một cách tổng thể công tác tổ chức kỳ thi đã tạo nên được những kết quả đáng mừng, có sự tiến bộ rõ rệt. Từ quy trình ra đề, thẩm định đề, tổ chức kỳ thi cho đến kết quả thi; tạo được niềm tin đối với xã hội.
Thứ hai, xin nhắc lại, đây là Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, do sự tin cậy ngày càng tăng, nên mặc dù được tự chủ, các trường đại học vẫn coi đây là một căn cứ quan trọng trong xét tuyển đại học.
Thứ ba, kết quả kỳ thi phản ánh được tình hình giáo dục của các địa phương, những cố gắng, thay đổi của một số địa phương và có thể coi đây là những bài học kinh nghiệm quý báu. Trong cả một giai đoạn, tình hình của một số địa phương vẫn chưa được cải thiện nhiều, đây cũng là các địa phương khó khăn về nhiều mặt. Vì vậy, để bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, Chính phủ cần có những chính sách và giải pháp đầu tư phù hợp.
Thứ tư, một số địa phương nên nhìn nhận lại cách thức đánh giáđể kết quả “học thật, thi thật”đi vào thực tiễn cuộc sống, giảm thiểu sự chênh lệch trong đánh giá ở địa phương và khi đánh giá trong hệ thống. Kết quả này, sẽ phản ánh niềm tin của xã hội, của hệ thống các đại học khi xét tuyển. Do đó, một kỳ thi mang tầm quốc gia không đơn thuần là nhìn nhận kết quả của một năm mà qua đó nhìn nhận lại quá trình phát triển giáo dục có những chuyển biến thế nào, rút ra những điều ý nghĩa hơn, kể cả tư vấn về hoạch định các chính sách.
Thứ năm, sự chênh lệch tiếp cận giáo dục, không chỉ môn Tiếng Anh, cho chúng ta thấy, cần có những điều chỉnh trong các chủ trương đầu tư; xem xét đến vấn đề xã hội hóa trong giáo dục nhằm tạo ra sự bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đối với mọi người.