5 năm mới cho con về quê vợ, câu nói của mẹ vợ khiến chàng rể day dứt

Tôi thật chẳng biết mình sẽ thế nào khi mai này lớn lên, bé Bắp cũng đi lấy chồng xa như vậy. Vẫn biết con gái lớn cũng phải lập gia đình, nhưng cái cảnh cả năm không được nhìn mặt đứa con gái bé bỏng đã hai mấy năm bên mình thật sao mà rầu quá.

5 năm mới cho con về quê vợ, câu nói của mẹ vợ khiến chàng rể day dứt

5 năm trước, Thoa đồng ý theo tôi về xứ Bình Dương xa xôi làm dâu. Vì hai bên thông gia người Bắc, người Nam nên mọi thủ tục cưới xin cũng được làm theo cách đơn giản nhất để tiết kiệm chi phí, công đi lại.

Tôi vẫn nhớ ngày ấy hai đứa còn khó khăn lắm. Vợ chồng trẻ, nhà cửa lại chưa có nên mọi khoản chi tiêu đều được vợ tôi thắt chặt để dành dụm cho tương lai.

Tôi biết vợ cũng nhớ nhà lắm nhưng thú thực 2 năm đầu chúng tôi chẳng dám nghĩ tới chuyện về quê. Có phải đơn giản chỉ là tiền xe đi xe lại đâu, xa quê lâu nên mỗi lần đi là đủ thứ chi phí phát sinh, nào tiền đi lại, biếu xén rồi quá cáp các bên.

Đến lúc kinh tế khá hơn một chút khi hai vợ chồng ổn định được công việc trong khu công nghiệp thì vợ tôi mang bầu. Cô ấy xanh xao cả người vì mệt mỏi, ốm nghén nên chúng tôi lại hoãn việc về quê ngoại. Ngày bé Bắp ra đời, bà ngoại có vào với chúng tôi được 2 tuần rồi phải vội trở về lo việc đồng áng ở quê.

Công việc rồi gia đình cứ thế cuốn chúng tôi đi, quay cuồng với con cái, cơm áo gạo tiền. Bắp chưa được 2 tuổi đã có em nên vợ chồng càng thêm bận rộn. Con cái còn quá nhỏ nên mặc nhiên mỗi dịp lễ Tết với chúng tôi bây giờ chỉ có thể là những cuộc điện thoại hỏi thăm dành cho mẹ cha.

Lắm lúc nghĩ lại cũng thấy mình vô tâm. Nhớ ngày vợ đẻ bà ngoại lặn lội vào trong này thăm các con, ngày đi nhìn hai mẹ con mà tôi muốn rơi nước mắt. Thế nhưng rồi cũng vì hai chữ điều kiện mà chúng tôi chẳng thể về thăm mẹ được nhiều.

Sau khi gia đình đón thêm thành viên mới, công việc của tôi thuận lợi một cách bất ngờ. Tôi được sếp cất nhắc lên vị trí phó phòng mơ ước đã bao lâu nay. Không những vậy, mảnh đất nhỏ tôi hùn vốn chung cùng một người bạn còn trúng quả lớn khi có dự án làm đường, nhà trong ngõ bỗng thành mặt phố, giá tăng vùn vụt.

Bán mảnh đất đó đi, tôi thu được một khoản khá đủ để mua một căn nhà nho nhỏ. Tết năm ấy không phải trực nên tôi quyết định sẽ đưa cả nhà về ngoại một chuyến. Vừa là về thăm nhà, vừa là dịp cho các con được đi chơi xa, cả nhà tôi háo hức lắm.

Vợ tôi còn lập cả danh sách những đồ chuẩn bị sau 5 năm mới được về nhà. Nhìn ánh mắt cô ấy khi gấp từng chiếc áo, món quà đóng vào thùng, tôi thấy trong lòng có chút xót xa.

Tôi thật chẳng biết mình sẽ thế nào khi mai này lớn lên, bé Bắp cũng đi lấy chồng xa như vậy. Vẫn biết con gái lớn cũng phải lập gia đình, nhưng cái cảnh cả năm không được nhìn mặt đứa con gái bé bỏng đã hai mấy năm bên mình thật sao mà rầu quá.

Xuống sân bay, chúng tôi thuê taxi đi thẳng về quê vợ. Cũng may hai đứa trẻ đều khoẻ mạnh, không say xe nên chuyến đi cũng khá nhẹ nhàng.

Về đến nơi, vừa đặt chân xuống đường vợ tôi đã nhanh tay mở cổng. Quả thật, sau 5 năm quay cuồng với cuộc sống mưu sinh xứ xa xôi, ngày trở lại nhà mẹ vẫn không có gì thay đổi. Vẫn cánh cổng ấy, ngôi nhà ấy, mọi thứ ở đây dường như vẫn nguyên vẹn như ngày chúng tôi đi.

Lúc chúng tôi về thì cũng đã quá trưa. Mẹ ngồi một mình bên hiên nhà, tay cầm bát cơm rồi im lặng hồi lâu khi nhìn thấy chúng tôi. Mẹ thậm chí còn không tin nổi vào mắt mình, bà dụi dụi vài cái rồi mới dám tin hẳn khi vợ chồng tôi cất tiếng chào mẹ.

Tâm sự đàn ông, hạnh phúc gia đình, tâm sự gia đình

Vẫn cánh cổng ấy, ngôi nhà ấy, mọi thứ ở đây dường như vẫn nguyên vẹn như ngày chúng tôi đi.

Nhìn hai mẹ con ôm nhau vào lòng, tôi cười mà lòng nặng trĩu. Có lẽ cuộc sống này đã cuốn chúng tôi đi quá xa, tới khi nhìn lại những người thân gia đình mới thấy mình sao vô tâm quá. Mọi cảnh vật vẫn vẹn nguyên mà mẹ tôi khuôn mặt đã thêm nhiều nếp nhăn, tóc cũng thêm sợi bạc.

Mãi một lúc sau, mẹ và vợ tôi mới rời được nhau ra. Mẹ nhanh chạy vào bếp lấy thêm bát đũa thức ăn không muộn mất bữa. Đây cũng là lần đầu tiên hai bé nhà tôi được về quê thăm bà ngoại. Bà cẩn thận gắp những miếng thịt ngon nhất vào bát cho từng đứa. Căn nhà này, có lẽ đã lâu lắm rồi mới có bữa cơm đông đủ đến vậy.

Ở nhà được hai hôm, lũ trẻ nhà tôi vui lắm vì chúng được ăn đủ món quà vặt ngon lành ở quê, được chơi những trò chơi mà cách đây mấy chục năm bố mẹ chúng từng mê mẩn. Nhưng do công việc đột xuất, vả lại cũng còn phải về Tết bên nội nên tôi xin phép mẹ về sớm.

"Mẹ ạ, chắc con xin phép mẹ sáng mai chúng con về ạ."

"Mới được hai ngày đã phải về sao con, công việc bận thế à?"

"Dạ vâng ạ. Con có chút việc đột xuất, vả lại con cũng đưa các cháu về Tết bên nội ạ".

"5 năm các con mới về mà lại đi nhanh quá. Mẹ còn chưa được nhìn kỹ mặt từng đứa, chưa kịp nhớ từng cái mũi, cái miệng của hai đứa cháu ngoại. Chẳng biết khi nào mới lại được gặp nhau".

Bà vội vã tắt bếp và ra khỏi căn bếp nhỏ ấy. Một mình tôi đứng lại, hóa ra bao lâu nay tôi đã quá ích kỉ, quá vô tâm. Tôi thật sự không phải 1 người con rể tốt. Tôi đã khiến cho mẹ vợ và vợ phải chờ mong từng ngày để được gặp nhau như thế. Tôi thật sự mang tội lớn vô cùng.

Tôi đặt lại vé rồi quyết định mình vào trong trước để ba mẹ con ở lại nhà ngoại đến hết đợt nghỉ thì về. Sau đợt này về, tôi hứa mỗi năm ít nhất sẽ đưa vợ về thăm nhà 1 lần, nhìn cái dáng người gầy nhỏ, lầm lũi ấy của mẹ vợ mà tôi không khỏi rơi nước mắt.

Theo Ngoisao.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.