Một khi quyết định tiến vào ngôn đền hôn nhân là khi cả hai người cảm thấy tình cảm đã đủ chín muồi. Họ muốn trao cho đối phương cơ hội để cùng đồng hành đến cuối cuộc đời. Tuy nhiên, đâu phải cuộc hôn nhân nào cũng đi đến cuối đường.
Có những sự việc nó bị đứt quãng chỉ bởi không vượt qua nổi các khó khăn vất vả của cơm, áo, gạo, tiền và những khoản chi tiêu thường nhật trong một gia đình.
Có nhiều người tin vào câu nói thế này: “Một nửa của hôn nhân là tình cảm, nửa còn lại là vật chất. Hai thứ này cần song hành chứ không thiếu được”.
Suy đi tính lại, câu nói này rất có lý. Cuộc hôn nhân không có tình cảm, chỉ có vật chất như một cuộc giao dịch vậy, cả hai sẽ không có cái gọi là ngọt ngào, hạnh phúc sau khi kết hôn. Thế nhưng hôn nhân chỉ có tình cảm mà không kèm theo được tiền bạc thì lại mong manh vô cùng.
Đó là lý do mà những đôi vợ chồng nghèo, kết hôn cùng nhau xong vẫn nghèo luôn buồn bã. Họ có cuộc sống tràn ngập tình cảm nhưng nói một cách thẳng thừng ra rằng tình cảm thật khó để xẻ ra mà ăn, mà mua bỉm sữa cho con mà mang đi lo toan cho cuộc sống.
Những cuộc hôn nhân thuần túy tình cảm trong thời đại bây giờ chắc hẳn chỉ xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích. Thực tế cuộc sống khó tồn tại được chuyện tình cảm như thế. Kể cả có, nó cũng khó bền vững, hạnh phúc lâu dài.
Sau khi kết hôn cuộc sống xoay quanh củi, gạo, dầu, mắm, muối… Một khi có con cái, những thứ phải chi tiêu còn tăng thêm nữa. Bởi vậy, nếu hôn nhân không có tiền nó sẽ sớm “chết yểu” mà thôi.
Linh năm nay 30 tuổi, cô lấy chồng đã 5 năm và gần đây Linh quyết định ly hôn chồng. Lý do xuất phát từ khoản tiền sữa bột của con nhỏ.
Chồng của Linh là Hưng. Hai người quen rồi yêu nhau từ hồi còn đại học. Hưng thích Linh trước rồi theo đuổi ráo riết. Ban đầu, cô không ưng anh chàng này và luôn né tránh Hưng.
Tuy nhiên, tình cảm của Hưng vô cùng sâu đậm. Anh không bỏ cuộc, liên tục tìm cơ hội để có được trái tim Linh. Anh xuất hiện cạnh cô mọi lúc mọi nơi, hi vọng lay chuyển được trái tim cô bạn học xinh đẹp này.
Cuối cùng, sự chân thành của Hưng đã được báo đáp. Linh bắt đầu chấp nhận anh. Hai người họ yêu nhau rồi kết thúc là một hôn lễ.
Trong thời gian yêu đương rồi hẹn hò, Hưng đối xử với Linh rất tốt. Anh cũng phóng khoáng với các khoản chi tiêu và vô cùng nghe theo ý kiến mà Linh đề xuất.
Thời gian đầu sau khi kết hôn, Hưng vẫn như vậy, yêu thương che chở cho Linh vô cùng. Gia đình hai bên đã cùng nhau góp tiền mua cho hai vợ chồng một căn nhà trên thành phố. Họ bắt đầu cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ sau khi kết hôn.
Thế nhưng có một điều Linh vô cùng lăn tăn là tại sao Hưng không đưa tiền lương hàng tháng để chi tiêu trong nhà. Linh nghĩ rằng chuyện người vợ quản lý kinh tế là bình thường nhưng Hưng không cho là vậy. Số tiền anh kiếm ra cũng chẳng phải chi tiêu cho gia đình mà toàn tiêu xài vào những thứ vô dụng mà thôi.
Sau vài tháng, Linh bắt đầu nói với chồng chuyện tiền bạc và anh từ chối. Hưng nói rằng cuộc sống hiện tại quá tốt, cần gì thay đổi. Người chi tiền này người chi tiền kia, chẳng ai đụng đến ai cả, cuộc sống vẫn vui vẻ đó thôi.
Hưng nói nhiều đến mức Linh cáu kỉnh rồi cả hai cãi cọ. Tuy vậy Linh quyết định bỏ qua bởi không muốn tình trạng căng thẳng thêm.
Trong hôn nhân, kinh tế cũng là một vấn đề tạo nên sự gắn kết giữa hai vợ chồng. Sau khi kết hôn mà vẫn tôi tiêu tiền tôi, anh tiêu tiền anh thì nên xem xét lại bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần trách nhiệm của cả hai.
Nhưng ngay sau khi Linh mang thai, vì sức khỏe kém nên cô phải nghỉ làm ở nhà dưỡng thai. Lúc đó, Hưng lãnh trách nhiệm đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Hưng bắt đầu cảm thấy bực bội và khó khăn bởi thu nhập của anh không đủ để anh thoải mái mua những gì mình thích như trước. Bởi vậy, Hưng bắt đầu phàn nàn về vợ mình.
Anh cho rằng Linh chi tiêu quá hoang phí dù rõ ràng cô chỉ mua những thứ cần thiết cho sinh hoạt.
Linh vô cùng tiết kiệm nhưng cũng chẳng tránh nổi những lời than vãn từ Hưng. Sau khi sinh con, tình hình càng trở nên khó khăn hơn. Mỗi lần cô bảo chồng đưa tiền sinh hoạt là một cuộc đấu trí thực sự.
Hai người nhiều lần cãi nhau vì tiền bạc rồi những cuộc cãi vã nhỏ trở thành màn tranh cãi gay gắt.
Khi con lớn lên một chút và cần ăn sữa bột, Linh muốn mua cho con loại sữa bột tốt thì Hưng bức xúc. Anh cho rằng vợ tiêu xài bừa bãi, sữa bột nào mà chẳng giống nhau, không cứ gì phải tìm sữa tốt hết cả.
Mỗi lần Linh bảo chồng đưa tiền mua sữa anh đều trách móc vợ. Càng ngày, Linh càng tức tối và bức xúc hơn. Mối quan hệ của hai vợ chồng cũng xuất hiện những rạn nứt. Đến một ngày, sau màn càm ràm của chồng, cô gửi đơn ly hôn.
“Tôi luôn phải dè sẻn tiền sữa bột cho con, tôi luôn bị mắng mỏ mỗi khi bảo chồng đưa tiền mua sữa. Tôi thật sự không sống nổi kiểu hôn nhân thế này. Tôi muốn khuyên phụ nữ rằng sau khi kết hôn thì phải nắm được tài chính trong nhà. Tốt nhất nên nói rõ điều đó trước khi kết hôn để tránh rơi vào trường hợp đau khổ như tôi”, Linh chia sẻ.
Trong cuộc sống, có rất nhiều người như Linh, hôn nhân rơi vào ngõ cụt hay thậm chí tan vỡ vì chuyện tiền bạc. Một khi đã kết hôn thì làm gì mà chẳng cần đến tiền, nhiều người phụ nữ không làm ra tiền cũng gần như đánh mất đi sự tôn trọng từ chồng cũng vì lẽ đó.
Câu hỏi ai nên là người giữ tiền trong nhà đã gây tranh cãi trong nhiều năm. Ở ngoài đời, đa số phụ nữ vẫn đảm đang và giỏi chi tiêu hơn chồng mình. Nếu chồng sẵn sàng giao cho bạn toàn quyền quyết định về kinh tế, chi tiêu thì cũng chứng tỏ được anh ấy tin tưởng và coi trọng vào vợ.
Nói gì thì nói, đừng bao giờ mang tư tưởng hôn nhân chỉ đơn thuần là tình cảm. Sự ngây thơ ấy có thể hủy đi hạnh phúc gia đình bất cứ lúc nào.