5 lý do giúp trẻ hiểu vì sao 'lời chào cao hơn mâm cỗ'

GD&TĐ - Người xưa có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, do đó bài học quan trọng nhất bạn cần dạy con mình chính là sự lễ phép và thân thiện.

Trẻ phải hiểu rằng việc chào hỏi là điều bắt buộc, ngay cả khi chúng ngại ngùng hoặc cáu kỉnh. (Ảnh: ITN).
Trẻ phải hiểu rằng việc chào hỏi là điều bắt buộc, ngay cả khi chúng ngại ngùng hoặc cáu kỉnh. (Ảnh: ITN).

Trẻ phải hiểu việc chào hỏi là bắt buộc, ngay cả khi chúng ngại ngùng hoặc cáu kỉnh. Lời chào là cơ hội để trẻ thể hiện sự tôn trọng với người khác đồng thời tạo ấn tượng tích cực đầu tiên về bản thân.

Nếu con thắc mắc về tầm quan trọng của sự chào hỏi, bạn có thể nêu ra 5 lý do sau đây:

Chào hỏi là thói quen tốt

Điều cần thiết là dạy con rằng lễ phép là một thói quen tốt và việc chào hỏi mọi người là một phần trong đó.

Cư xử lịch sự là một lối sống không thể thực hiện độc lập vào những thời điểm nhất định như trong một nhà hàng sang trọng hay một đám cưới. Vì lý do này, con nên bắt đầu học giá trị của cách cư xử tốt ngay từ khi còn nhỏ.

Khi trẻ lớn lên, cách cư xử đã học sẽ tự động đến với chúng dù chúng ở nhà hay đi xa. Các nhà giáo dục cho rằng dạy con giá trị của việc chào hỏi mọi người nên được xem như một phần của việc trở thành những cá nhân cư xử tốt.

Đó là một bài học suốt đời

2. Loi chao la cach hieu qua nhat.jpg
Lời chào là cách hiệu quả nhất để khơi dậy một cuộc trò chuyện tích cực. (Ảnh: ITN).

Bằng cách dạy con chào hỏi lịch sự, bạn đang cho con một nền giáo dục suốt đời về cách cư xử đúng mực. Đây là một đặc điểm sẽ có lợi đáng kể trong tương lai.

Dĩ nhiên, dạy con khi còn nhỏ thường khó khăn và không thể thực hiện được trong một sớm một chiều. Khi còn nhỏ, bé mới biết đi có khả năng tập trung ngắn và việc dạy chúng một kỹ năng xã hội mới mà chúng chưa hiểu có thể khiến chúng nản lòng.

Tốt nhất bạn nên sử dụng những lời khen ngợi và động viên mỗi khi con chào người lớn để khiến con muốn làm điều đó thường xuyên. Về lâu dài, con sẽ đánh giá cao những lợi ích và tác dụng mà việc chào hỏi một cách lịch sự mang lại.

Kích hoạt cuộc trò chuyện

Là một chức năng cơ bản của giao tiếp, lời chào là cách hiệu quả nhất để khơi dậy một cuộc trò chuyện tích cực. Điều này đặc biệt hữu ích cho con khi chúng bắt đầu tương tác với bạn bè ở công viên, trường học, hoặc bất kỳ môi trường xã hội nào khác.

Đối với một số trẻ, việc kết bạn hoặc giao tiếp xã hội là một nhiệm vụ khó khăn. Nếu bạn dạy trẻ giá trị của lời chào và cảm giác tích cực mà nó tạo ra khi gặp một người mới quen, điều đó sẽ nâng cao sự tự tin của trẻ khi cố gắng kết bạn.

Nói một câu “Cháu chào bác/chú ạ” đơn giản trước khi tiếp tục câu chuyện sẽ giúp người khác biết rằng trẻ là người lịch sự và có thể rất vui khi nói chuyện.

Chào hỏi ai đó một cách lịch sự là cách mở ra cơ hội giao tiếp với trẻ. Đó là một phần không thể thiếu trong quá trình tương tác với người khác nhằm tạo dựng và duy trì tình bạn.

Thể hiện sự quan tâm

Một lời chào lịch sự sẽ thể hiện sự quan tâm của trẻ với người khác. Khi con hỏi han cha mẹ, giáo viên, anh chị em hoặc bạn bè xem mọi người dạo này thế nào, điều đó cho thấy rằng con quan tâm đến hạnh phúc của mọi người. Đó là một cách hiệu quả để liên lạc với những người thân yêu mà không gây ồn ào.

Lời chào giúp trẻ nhận thấy bạn có ổn hay không. Từ đó trẻ sẽ cố gắng làm bạn vui lên. Đây là bài học quý giá mà trẻ có thể triển khai trong các mối quan hệ sau này.

Làm ngày mới tươi vui hơn

Khi mọi người chào bạn, phản ứng dễ thấy nhất mà bạn sẽ đưa ra là lời chào hoặc nụ cười tươi vui ngay cả khi bạn đang có tâm trạng u ám.

Một lời chào lịch sự kèm theo một nụ cười chân thành sẽ khiến người đối diện cũng đáp lại như vậy. Một sự cho và nhận giản đơn có thể trở nên mạnh mẽ và biến cái cau mày thành nụ cười, khiến bạn có tâm trạng phấn chấn ngay lập tức.

Ngoài ra, nếu bạn và con đang giận nhau, một lời chào lịch sự từ một trong hai bên có thể báo hiệu sự sẵn lòng... làm lành.

Theo moms.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ