5 lưu ý khi ăn dứa tránh gây hại cho cơ thể

Nước dứa ép giàu vitamin và khoáng chất, bởi vậy uống loại nước ép này sẽ rất tốt cho cơ thể bạn. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước dứa sai cách sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng có trong dứa và còn gây hại cho cơ thể. Dưới đây là 5 lưu ý khi ăn dứa tránh gây hại sức khỏe.

5 lưu ý khi ăn dứa tránh gây hại cho cơ thể

Điều đầu tiên cần lưu ý khi ăn dứa là không ăn dứa dập nát để tránh bị ngộ độc. Khi gọt dứa phải bỏ hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt.

Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…

Người bị tăng huyết áp cũng cần nói không với dứa.

Chất serotonin (5 - hydroxytryptamine, 5 - HT) có trong dứa là một dược chất có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường.

Vì vậy, nếu người có tiền sử tăng huyết áp khi sử dụng nhiều dứa dễ gây ra hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp kịch phát.

Người bị dạ dày không nên ăn dứa: Quả dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.

Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không ăn dứa tươi quá liều lượng (2 khoanh 30g) hoặc dứa chín rục (20g). Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không ăn dứa tươi quá liều lượng (2 khoanh 30g) hoặc dứa chín rục (20g). Chất pepin chứa trong nước dứa là con dao hai lưỡi. Nếu điều trị được bệnh viêm họng, tái tạo mô thanh quản thì làm hạ thấp lượng estrogen làm tắc sữa, giảm magnesium làm cho thai nhi yếu.

Hơn nữa, ở mắt dứa có một loại nấm có tên candida trepicalis nhất là những quả dập nát, là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc dứa, nên khi chế biến cần loại bỏ quả dập nát loại bỏ hết mắt để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Đặc biệt, cần lưu ý khi bụng đói không nên ăn dứa hoặc uống nước dứa ép vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Cơ chế ngộ độc dứa là do phản ứng dị ứng với nấm Candida tropicalis, do đó về Tây y người ta điều trị chứng này bằng các thuốc chống dị ứng kết hợp với trợ tim mạch.

Trường hợp nặng phải được đưa ngay đến bệnh viện để điều trị cấp cứu, truyền dịch, chống sốc...

Trường hợp nhẹ, các bạn có thể dùng những bài thuốc chữa say dứa mà người dân địa phương vẫn dùng. Sau khi ăn dứa, nếu thấy người khó chịu, nổi mẩn ngứa ngoài da, không được rửa nước lạnh mà phải ủ ấm, tránh gãi làm xây xướt da.

Đối với những người đã bị say dứa một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn dứa, tốt nhất là ăn ít thôi để thăm dò dần dần đề phòng cơ thể "không chịu" loại thức ăn này chăng, vì trong thực tế đã có những người có một thể tạng riêng, không thích ứng đối với một số thức ăn nào đó, mỗi khi ăn vào lại xảy ra hiện tượng dị ứng gần giống như trên.

Theo laodong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ