Các loại cá tươi
Cách rửa cá bằng nước thông thường chỉ thuần giúp loại bỏ lớp máu và phần nội tạng còn sót lại nhưng vẫn không thể khử được mùi tanh.
Cách làm sạch: Ngâm cá vào nước lạnh có pha hai muỗng giấm hoặc dùng nước vo gạo để rửa cá.
Các loại nội tạng của lợn
Nội tạng của lợn rất được yêu thích nhưng chúng có mùi rất khó chịu cũng như nếu không làm sạch rất dễ gây nhiễm độc và dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa.
Cách làm sạch: Sau khi chần qua nước sôi, ta để nội tạng ráo nước, rắc một chút bột mì và chà xát nhẹ nhàng, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Các loại nấm
Hầu hết các loại nấm ngày nay thân khá xốp và ở dạng sợi nên nếu rửa quá kỹ sẽ làm nước đọng lại, khiến cho nấm bị úng nước, vi khuẩn dễ xâm nhập vào và còn làm mất đi mùi vị thơm ngon của nấm.
Cách làm sạch: Ngâm nấm trong nước ấm khoảng 1 tiếng, sau đó dùng tay khuấy đều nước khoảng 10 phút rồi vớt nấm ra để ráo nước là có thể chế biến.
Thịt lợn
Một thực phẩm phổ biến có mặt trong hầu hết các bữa ăn gia đình, thế nhưng bạn đã biết cách rửa thế nào cho an toàn?
Các bộ phận của thịt lợn lúc nào cũng có thêm một lớp mỡ (không nhiều cũng ít). Thế nên, khi rửa thịt quá nhiều lần không chỉ làm mất đi chất dinh dưỡng có trong thịt mà còn dễ làm cho một số bụi bẩn bám chặt vào lớp mỡ thừa.
Tốt nhất để có thể làm sạch thịt lợn, sau khi vo gạo bạn nên lấy nước này ngâm với thịt. Chỉ cần ngâm khoảng 5 phút là được, bằng cách đơn giản này bạn có thể làm thịt lợn sạch nhanh lại không lo mất chất dinh dưỡng vốn có.
Các loại hải sản có vỏ cứng (cua)
Cua là loại sống gần bùn đất, chúng bám chặt vào vỏ cua, nếu chỉ rửa với nước thì không thể nào sạch được. Có nhiều người còn rửa cua trực tiếp dưới vòi nước lạnh, nhưng điều này lại sai vô cùng.
Việc rửa cua dưới vòi nước quá lạnh sẽ không làm cho cua sạch hết bùn, bẩn mà thậm chí còn làm bùn dễ trôi vào mang hoặc yếm của cua. Làm cua bẩn hơn rất nhiều.
Để có thể làm sạch cua, bạn chỉ cần ngâm cua với một ít nước muối pha loãng, để khoảng 5-10 phút là cua sạch ngay.