1. Đậu cove
Trong đậu cove chứa một độc tố gọi là saponin. Theo khoa học, trong quá trình chế biến, nếu đậu không được nấu chín, saponin gây kích ứng hệ tiêu hóa.
Không chỉ vậy, kết hợp cùng nitrite và trypsin sẽ trở thành "độc dược", mất sạch dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tiêu hóa nghiêm trọng.
2. Sắn
Trong sắn sống chứa một hàm lượng lớn glucosides cyanogenic, kích thích sản sinh các chất hydrogen cyanide cực độc.
Theo khoa học, nếu một người hấp thụ từ 150 đến 300 gram sắn sống, rất dễ dẫn đến ngộ độc. Vậy nên, chị em nội trợ nên nạo sạch vỏ sẵn, rồi ngâm vào nước. Khi luộc mở nắp nhiều lần để bớt độc, nếu ăn thấy đắng hãy nhanh chóng bỏ đi. Tốt nhất, nên luộc sắn với đường, mật để trung hòa axit trong sắn.
3. Mộc nhĩ
Theo khoa học, trong mộc nhĩ tươi có chứa porphyrin - cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, và lập tức tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ bị các tia cực tím nhanh chóng xâm hại, không có giá trị dinh dưỡng, mà còn gây ra các bệnh viêm da, ngứa, phù nề nghiêm trọng.
4. Rau chân vịt
Trong rau chân vịt chứa một hàm lượng lớnaxit oxalic. Nếu rau chưa chín và được tiêu thụ trong cơ thể, khi ở trong ruột axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra oxalat canxi, khiến can xi bị thiếu thụt, không đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
5. Măng
Theo nhiều nghiên cứu, trong măng chứa một hàm lượng lớn glucid, khi hết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc.
Tuy nhiên, khi nấu sôi, chất độc này rất dễ bay hơi. Vậy nên trước khi chế biến măng, chị em hãy xắt lát mỏng và luộc qua trong vòng 10 phút. Khi luộc chú ý không đậy nắp.