5 loại người xấu dễ lầm tưởng giống người tốt, ai không tinh rất dễ bị lừa

Những người này thường được lầm tưởng rằng họ tốt, nhưng thực chất họ lại không hề tốt chút nào.

5 loại người xấu dễ lầm tưởng giống người tốt, ai không tinh rất dễ bị lừa

Kẻ hào hoa nhưng không thật thà

Loại người này mồm mép lanh lợi, rất giỏi ăn nói, thao thao bất tuyệt, khi tiếp xúc rất dễ gây ấn tượng tốt đối với người khác, dễ được mọi người coi là ngừơi có kiến thức phong phú lại giỏi biểu đạt. Nhưng chỉ là mớ lý luận, mồm mép, thường mê hoặc được những kiến thức kém, tri thức không phong phú mà thôi.

Thời Tam Quốc, ở Thanh Châu phía Bắc có một người tên là Ẩn Phồn, chạy đến Đông Ngô, nói những lời vô cùng hoa mỹ với Tôn Quyền.

Phân tích chính sự, ngôn từ đâu ra đấy, Tôn Quyền có chút động lòng trước cái tài hoa của ông ta, liền hỏi Hồ Tông cùng ngồi ở đó rằng: "Như thế nào"? Hồ Tông (vốn là một nhân tài nổi tiếng) trả lời: "Những lời ông ta nói đều có chút hài hước của Đông Phương Sóc, biện luận giảo hoạt, nhanh nhậy giống Di Hành, nhưng tài thì không bằng hai người này".

Tôn Quyền hỏi tiếp: "Cho làm chức gì được?" Hồ Tông đáp: "Không thể trị dân, cho làm thử chức quan nhỏ".Nghĩ về chuyện Ẩn Phồn thao thao nói về hình pháp, Tôn Quyền cử ông ta đến nhận chức ở Bộ Hình. Tả tương quân Chu Cử và mọi người đều nói Ẩn Phồn có tài phò tá vua mà dùng vào việc nhỏ thì phí, xin cho chức to.

Vì vậy, trước nhà Ẩn Phồn ngựa xe như nước, tân khách đông nghịt. Người đương thời thấy kỳ lạ, có người bảo Ẩn Phồn tốt, có người lại nói Ẩn Phồn xấu.

Về sau, Ẩn Phồn làm loạn ở Đông Ngô, sự việc bại lộ, bỏ trốn, bị bắt về chu di tam tộc. Qua đây ta thấy, phân biệt người tốt và người xấu quả không dễ chút nào.

Kẻ bề ngoài như bác học

Loại người này ít nhiều có chút tài hoa, cũng có chút ít kiến thức về các mặt để nói chuyện và nói cũng có lý lẽ, tựa như một bác học đa tài. Nhưng nếu rộng mà không sâu, không tình thông thực sự, không thể lừa dối người khác.

Kẻ bề ngoài phần lớn như bác học phần lớn là hồi trẻ đọc một số sách, thích bề rộng, nhưng là do chút thông minh nào đó, hoặc là không được giỏi chỉ bảo, hoặc là điều kiện học tập hạn chế, cuối cùng không bứt hẳn lên được, càng lan man, mà không chuyên sâu.

Đến khi tuổi học tốt, nhớ nhanh qua đi, tuy có mong ước chuyên sâu, nhưng lực bất tòng tâm, kiến thức chỉ đến thế, chỉ dừng lại ở mức độ nhất định. Cho dù hoàn cảnh tốt đến máy, nhưng do ý chí kém, cũng không vươn lên được nữa.

Loại người này là bi kịch của số mệnh, ta dễ thông cảm. Nhưng nếu tỏ ra là bác học để lừa dối người thì không đáng để bàn luận nữa.

Kẻ không biết giả vờ biết

Người không biết, không hiểu giả vờ biết, hiểu có không ít trong cuộc sống, nhất là sau tuổi thành niên, hoàn toàn là do sĩ diện, sợ người khác cười.

Có một loại người không biết giả vờ biết rất đáng sợ, vì nó mà đã gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp, công ty, đặc biệt là trong kỹ thuật lại càng nguy hiểm. Còn có một loại giả vờ hiểu biết để làm vừa lòng người nào đó.

Kẻ khôn lỏi, ma lanh

Loại người này có kinh nghiệm sống nhất định, biết giữ sự sáng suốt, giữ hình ảnh của bản thân như thế nào. Loại người này thường nói sau người khác và nói lại ý kiến, quan điểm của người trước. Nếu điều chỉnh được anh ta là một nghệ thuật, khiến người khác không biết anh ta là kẻ khôn lỏi, ngược lại làm người khác tưởng rằng anh ta là người có cách giải thích sâu sắc.

Tuy vậy, loại người này cũng có cái khó của họ. Nếu không có lòng gian thì cũng không gây trở ngại cho việc lớn.

Kẻ lảng tránh sự thực

Loại người này ít nhiều có chút tài mọn, hiềm một nỗi không đủ, dùng cách nào đó ngồi vào một chỗ nào đó là được. Khi đối diện với thực tế có những thách thức, như phải nêu vấn đề tại chỗ, xử lý tại chỗ thì anh ta không đủ sức, liền tìm cách xử lý khéo léo đó là lảng tránh.

Loại người này làm phó thì cũng không trở ngại lắm. Nhưng nếu không cẩn thận, thì thiệt hại cũng không bù đắp được.

Ai cũng tự hỏi vì sao người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công: Đây là câu trả lời!

Thuở nọ có một chàng trai rất có hiếu, chăm sóc cha mẹ chu đáo vô cùng. Từng việc trong nhà như cơm nước, quét dọn, đến việc đồng áng đều một tay anh lo liệu. Thương con, cha mẹ cưới về một nàng dâu vừa bầu bạn, vừa đỡ dần công việc.

Nào ngờ, chỉ sau dăm ba hôm chăm sóc bố mẹ chồng, nàng dâu nhân lúc anh đi vắng hất cát lẫn cơm khắp nhà. Về nhà thấy cảnh bừa bộn, hỏi vợ thì được dịp nàng đổ oan hết tội cho bố mẹ chồng. Dần dà ngày này sang tháng khác, anh con trai từ một người con chí hiếu chuyển sang nghe lời vợ răm rắp, ghét bỏ bố mẹ.

Đến một ngày, cô vợ xúi chồng bỏ bố mẹ vào rừng cho chết đói, không phải hầu hạ phiền phức. Người con trai nghe theo lời vợ, lừa bố mẹ lên xe kéo đưa vào rừng, bỏ đói cho đến chết…

Thời Đức Phật còn tại thế, hai đại đệ tử của Người là tôn giả Xá Lợi Phất và tôn giả Mục Kiền Liên thường đi đến nhiều nơi thuyết Pháp, để làm lợi ích cho các chúng sinh ở đó.

Một người có trí tuệ và biện tài vô ngại, một người thần thông đệ nhất, dũng cảm thẳng thắn, các ngài đi tới đâu đều khiến ngoại đạo quy phục mà nương theo giáo pháp Đức Phật. Cũng vì thế mà không ít kẻ ngoại đạo bị mất đệ tử sinh lòng căm tức.

Một ngày nọ, ngài Mục Kiền Liên bị một nhóm người bịt mặt chặn đường dùng gậy đánh tới tấp.

Với thần thông đệ nhất, ngay cả ba cõi cùng phối hợp cũng không thể làm tổn hại tới một sợi tóc trên đầu Ngài, nhưng lúc đó, bị sức nặng của những hành vi bất thiện trong quá khứ bè đẹp, Ngài đã chết như một người bình thường.

Theo quan niệm đạo Phật, chàng trai giết cha mẹ năm xưa chính là một kiếp quá khứ của tôn giả Mục Kiền Liên.

Lời bàn: Một A-La-Hán còn không thoát khỏi quả xấu trổ ra của một nhân đã gieo, câu chuyện đó đủ để thấy nhân quả không chừa một ai. Cho dù có là bậc Thánh tăng thần thông đệ nhất, thì khi Quả xấu trổ ra cũng không thể tránh được, chỉ có trạng thái đón nhận quả báo của Ngài đã hoàn toàn khác chúng ta mà thôi.

Ngay cả những bậc Thánh như chư Phật và các A-La-Hán, những người đã hoàn toàn thoát khỏi phiền não chướng, còn không thể tránh khỏi Quả phải trả do các nghiệp đã gây ra trong quá khứ.

Vậy thì có lí do nào để những kẻ giết người, cướp của, lừa đảo thoát khỏi nhân xấu đã gieo không? Điều này là không thể.

Đạo Phật cũng như nhiều tôn giáo khác và tín ngưỡng dân gian ở nhiều nơi trên thế giới cũng cho rằng tiền kiếp là có thật, trong khi các nhà khoa học thì không khẳng định hay phủ định. Bài viết này không thể kết luận thay khoa học và tôn giáo tín ngưỡng.

Nhưng có một điều ai cũng tin, được đúc kết trong câu tục ngữ của chính người Việt: "Gieo Nhân nào, gặt Quả nấy"!

Nhân Quả sẽ đi theo bất kì ai như hình với bóng, nếu chưa trả thì chỉ là chưa đến lúc mà thôi!

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyền thông Singapore e ngại Xuân Son

Truyền thông Singapore e ngại Xuân Son

GD&TĐ - Truyền thông Singapore nhận định tiền đạo nhập tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Son là ‘hiểm hoạ’ đối với ‘Bầy sư tử’ tại bán kết ASEAN Cup 2024.