5 bước dạy con bỏ thói ích kỷ

GD&TĐ - Hành động thái quá hoặc theo cách có lợi cho bản thân, ngay cả khi những người khác bị thiệt thòi, đó là định nghĩa về thói ích kỷ.

Không bậc cha mẹ nào muốn con mình mắc phải tính cách này. (Ảnh: ITN).
Không bậc cha mẹ nào muốn con mình mắc phải tính cách này. (Ảnh: ITN).

Dĩ nhiên, không bậc cha mẹ nào muốn con mình mắc phải tính cách ích kỷ.

Khi bắt đầu có nhận thức, một trong những từ đầu tiên trẻ học là “của tôi”, đây cũng là từ mà trẻ sử dụng một cách thoải mái để đòi đồ chơi, đồ ăn vặt hoặc những người mà chúng để mắt tới.

Vậy làm thế nào để chúng ta dạy con mình vượt qua những gì dường như là khuynh hướng tự nhiên và không ích kỷ bằng cách nghĩ đến người khác trước?

Một người mẹ tâm sự với imom.com: “Cách đây không lâu, tôi có dịp ở cùng một người bạn và 7 đứa con của cô ấy. Tôi nhận thấy tất cả các con của cô ấy, từ đứa trẻ 3 tuổi đến đứa trẻ 12 tuổi, đều chia sẻ và thậm chí nói chuyện một cách lịch sự, ý tứ, chẳng hạn như, “Em/chị có thể chơi trước” và “Chúng ta có thể chơi trò mà chị/em muốn chơi".

Khi đó, tôi thì thầm với cô ấy: “Em đã làm gì để khiến bọn trẻ hành động như vậy?”. Sau cuộc trò chuyện, tôi đã rút ra 5 ý tưởng để dạy trẻ từ bỏ thói ích kỷ".

Bắt đầu sớm

Bản năng tự nhiên khiến trẻ suy nghĩ và hành động ích kỷ nên cha mẹ cần điều chỉnh những hành vi này sớm và nhất quán.

Khi con mới chập chững biết đi, những lời giải thích đơn giản như “Con phải chia sẻ và tử tế” hoặc “Con không nên giật đồ chơi của bạn” sẽ có tác dụng.

Thay đổi nhận thức về sự chiếm hữu

Bản năng tự nhiên khiến trẻ suy nghĩ và hành động ích kỷ nên cha mẹ cần điều chỉnh những hành vi này sớm và nhất quán. (Ảnh: ITN).
Bản năng tự nhiên khiến trẻ suy nghĩ và hành động ích kỷ nên cha mẹ cần điều chỉnh những hành vi này sớm và nhất quán. (Ảnh: ITN).

Truyền thống và văn hóa lâu đời của chúng ta đã thực hiện một công việc xuất sắc, đó là hướng dẫn các bậc cha mẹ bảo vệ lòng tự trọng của con mình bằng mọi giá.

Nhưng, một trong những hậu quả không lường trước của việc xây dựng hình ảnh bản thân một cách thái quá này là nhiều đứa trẻ đã phát triển ý thức về quyền có được những người bạn phù hợp, trường học phù hợp, quần áo phù hợp, xe ô tô phù hợp.

Hãy lắng nghe những dấu hiệu trong lời nói và hành vi của con và nhắc nhở chúng rằng phần lớn những gì chúng có là một điều may mắn, vì vậy chúng cần chia sẻ với người khác thay vì không ngừng nỗ lực để có thể độc chiếm và tiêu thụ nhiều hơn.

Xây dựng văn hóa chia sẻ trong gia đình

Chia sẻ là một thói quen chúng ta có thể xây dựng trong gia đình mình. Chẳng hạn như chia sẻ bữa ăn cùng nhau, chia sẻ công việc cùng nhau, chia sẻ thời gian để ở bên nhau.

Bố mẹ nên làm gương về lòng vị tha theo cách có ý nghĩa thực tế hàng ngày đối với trẻ. Ví dụ, nếu bố thường đi đổ rác nhưng tuần này bố lại làm việc muộn, mẹ có thể dọn rác cho bố mà không phàn nàn.

Bạn có thể lấy lại ví dụ này khi một đứa trẻ cần giúp đỡ đứa khác làm việc nhà vì các yếu tố bên ngoài. Thông điệp mà chúng ta cần nhắm đến là: những người trong cùng một nhà nên chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau.

Mục tiêu gắn liền với lòng trắc ẩn

Phần lớn cách con cái chúng ta nhìn nhận thế giới đều được học từ cách cha mẹ cư xử với những người và những sự việc trong cuộc sống thường ngày. (Ảnh: ITN).
Phần lớn cách con cái chúng ta nhìn nhận thế giới đều được học từ cách cha mẹ cư xử với những người và những sự việc trong cuộc sống thường ngày. (Ảnh: ITN).

Phần lớn cách con cái chúng ta nhìn nhận thế giới đều được học từ cách cha mẹ cư xử với những người và những sự việc trong cuộc sống thường ngày.

Ví dụ, thay vì khuyến khích con theo học ngành y để chúng có thể “trở thành bác sĩ và kiếm nhiều tiền”, bạn nên đưa ra một tầm nhìn khác.

Hãy cho con thấy rằng việc đạt được mục tiêu đó sẽ giúp con có khả năng hỗ trợ người khác như thế nào, con sẽ dành thời gian và chuyên môn của mình để giúp đỡ người khác ra sao. Chú ý, luôn trình bày các mục tiêu và ý tưởng cho gia đình bạn theo hướng tập trung vào người khác.

Ca ngợi tấm lòng rộng lượng

Nếu bạn nghĩ những đặc điểm tính cách, chẳng hạn như sự hào phóng và vị tha, cũng quan trọng như thành tích học tập, thì hãy trau dồi cho con ngay từ bây giờ.

Khi bạn quan sát một trong những đứa con của mình làm gương về hành vi vị tha, hãy coi trọng nó như thể con vừa đạt điểm cao trong bài kiểm tra học kỳ.

Đứa trẻ được khen ngợi sẽ được khuyến khích và truyền động lực để tiếp tục làm điều đúng đắn, đồng thời anh chị em ruột của chúng cũng sẽ ngấm được thông điệp tốt đẹp đó.

Theo imom.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.