4 vai trò không thể thiếu đối với hiệu trưởng

GD&TĐ - Theo PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý Giáo dục thuộc Học viện Quản lý Giáo dục, hiệu trưởng là người giáo viên tin tưởng, những gì họ biết có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên trong trường học.

Hiệu trưởng có ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên. Ảnh minh họa
Hiệu trưởng có ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên. Ảnh minh họa

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền cho rằng, có 4 vai trò quan trọng, trong đó hiệu trưởng nhà trường ảnh hưởng đến việc học giáo viên tong trường học của họ. Cụ thể:

Thứ nhất: Hiệu trưởng - Người quản lý

Hiệu trưởng giữ mục tiêu phát triển nghề nghiệp của giáo viên, hướng đến kết quả học tập tốt hơn của học sinh.

Hiệu trưởng là những người quản lý việc học tập, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên, coi trọng việc học tập và cam kết với họ trong công việc hàng ngày. Họ hiểu được mối liên hệ giữa phát triển nghề nghiệp của giáo viên với học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tin rằng việc học của giáo viên là một phần không thể thiếu trong cải tiến trường học. Sự tập trung vào việc học của học sinh có thể dễ dàng bị lạc trong một biển thay đổi tổ chức tập trung hơn vào sự đáp ứng thể chế và đáp ứng nhu cầu của người lớn hơn là học tập của trẻ em.

Không có ý thức rõ ràng về mục đích và phương hướng, một trường có thể “trôi dạt” khỏi nhiệm vụ chính của mình là phục vụ nhu cầu học tập và phát triển của học sinh.

Là người quản lý, hiệu trưởng giúp giữ trọng tâm và mục tiêu phát triển nghề nghiệp của giáo viên đối với việc học của học sinh. Cuối cùng, hiệu trưởng đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và toàn trường thông qua cam kết của họ đối với việc đối xử công bằng với tất cả mọi thành viên, đòi hỏi sự hiểu biết và đáp ứng với sự đa dạng của nhu cầu và phong cách học của từng học sinh.

Thứ hai: Hiệu trưởng - Hình mẫu

Hiệu trưởng là hình mẫu về học tập phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Khi là người học, Hiệu trưởng có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ và hành vi của giáo viên.

Hiệu trưởng nhà trường có ảnh hưởng nhiều hơn đến niềm tin và thực hành của giáo viên với hình ảnh mẫu mực trong học tập phát triển năng lực nghề nghiệp hơn là những người “Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm”.

Các hiệu trưởng mẫu mực đặt mục tiêu học tập cho chính họ, coi việc học là cốt lõi trong công việc của họ và họ đặt ra phương hướng và kỳ vọng cho việc học tập trong trường cũng như bản thân.

Thứ ba: Hiệu trưởng - Chuyên gia

Hiệu trưởng là chuyên gia về kỹ năng nghề nghiệp và hỗ trợ giáo viên cải thiện môi trường học tập cho mọi người trong trường học. Sự tín nhiệm của giáo viện đối với Hiệu trưởng từ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà hiệu trưởng biết và có thể làm.

Theo các chuyên gia, hiệu trưởng cần có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành trong các lĩnh vực như: lý thuyết nhận thức và học tập, mô hình giảng dạy, phát triển con người, lý thuyết động lực, quản lý sự thay đổi trường học, ứng dụng công nghệ thông tin, đánh giá và học tập người lớn.

Kiến thức chuyên môn là quan trọng nhưng chưa đủ. Hiệu trưởng cần đưa kiến thức chuyên môn của mình vào các hành động để tạo ra, hỗ trợ và cải thiện môi trường học tập cho mọi người trong trường học của họ.

Thứ tư: Lãnh đạo giảng dạy

Lãnh đạo giảng dạy là trách nhiệm chính của hiệu trưởng trong nhà trường. Việc tổ chức hoạt động dạy học trong trường cũng ảnh hưởng đến sự phát tiển năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

Trong đó, hiệu trưởng sử dụng một loạt các hoạt động để khuyến khích giáo viên học tập, bao gồm biểu tượng và hiển thị hình ảnh, thông báo phương tiện truyền thông, lễ trao giải,... thông qua tương tác hàng ngày với học sinh và giáo viên.

Thông điệp được truyền đạt là việc học tập là trọng tâm của sức mạnh và nỗ lực của mọi thành viên trong trường. Là các nhà lãnh đạo giảng dạy, hiệu trưởng cũng cần phải làm theo thông qua các sáng kiến và cơ hội đào tạo khác nhau, bằng cách chú ý đến nhu cầu và nguồn lực để hoàn thành mục tiêu học tập và mục tiêu của trường.

"Khi giáo viên trải qua nhiều căng thẳng khác nhau trong đổi mới chuyên nghiệp và thay đổi thói quen, hiệu trưởng giúp họ duy trì thái độ tích cực về học tập và thay đổi trong thực tiễn giảng dạy có tiềm năng cải thiện chất lượng học tập và học sinh.

Cuối cùng khi hiệu trưởng lãnh đạo hoạt động dạy học cần phải sẵn sàng đối mặt với các vấn đề và giúp giáo viên đối phó với những mâu thuẫn, giải quyết các vấn đề nảy sinh cùng với sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên và sự thay đổi của nhà trường" - PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.