4 sai lầm tai hại khi tắm cho con vào mùa hè khiến bé dễ ốm

Tắm cho bé mỗi ngày

Một số phụ huynh cho rằng, trẻ cần tắm thường xuyên để vi khuẩn, virus không xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, cơ thể tương đối sạch và ít mồ hôi. Do đó, mẹ không cần thiết phải tắm cho bé mỗi ngày.

Khi tắm, mẹ nên lựa chọn sữa tắm có tính kiềm. Bởi sử dụng sữa tắm sẽ làm thay đổi độ pH trên da khiến vi khuẩn có hại dễ tấn công bé hơn. Trong khi có, các lợi khuẩn có thể giúp tăng cường miễn dịch cho bé.

Vì vậy, đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể cho bé tắm hai ngày một lần. Khi thời tiết lạnh, mẹ có cho bé tắm 3 ngày một lần.

Những ngày không tắm có thể dùng khăn ẩm để lau người và thay quần áo sạch.

Tắm sau khi ăn hoặc khi bé đói

Sau khi ăn, hệ tiêu hóa cần nhiều máu để hoạt động. Nếu tắm ngay, cơ thể sẽ phải chia lượng máu đến các cơ quan khác để ổn định thân nhiệt dẫn tới ruột hoạt động kém, không hấp thu được chất dinh dưỡng và có thể gây ra bệnh đường tiêu hóa.

Khi trẻ đói bụng, lượng đường trong máu đang thấp, nếu tắm lúc này sẽ không đủ năng lượng tiêu hao cho cơ thể, dẫn tới chóng mặt, choáng váng.

Tắm ngay sau khi vừa đi nắng

Sau khi hoạt động ngoài trời, trẻ sẽ bị đổ nhiều mồ hôi. Nếu để trẻ tắm ngay lúc này thì rất nguy hiểm.

Sau khi đi nắng về, cơ thể đang nóng, nhiều mồ hôi gặp nước lạnh sẽ làm các lỗ chân lông co lại, nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột khiến trẻ dễ bị sốt, ho, viêm, phổi. 

Do đó, sau khi đi nắng hoặc ở chỗ nóng về, cha mẹ nên để bé nghỉ ngơi ít phút, lau mặt và chân tay rồi mới đi tắm.

Tắm qua lâu

Thời gian tắm cho trẻ không nên quá dài vì nó khiến da của bé khô hơn, ảnh hưởng đến sự tiết bã nhờn. Đối với trẻ dưới 1 tháng, thời gian tắm không nên quá 5 phút. Trẻ lớn hơn có thể tắm trong 10 phút. Trẻ càng lớn, thời gian tắm có thể kéo dài hơn nhưng cũng không nên quá lâu.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.