4 sai lầm cần tránh khi thả cá chép ngày ông Công ông Táo

GD&TĐ - Thả cá chép là phong tục từ xưa của người dân Việt, tuy nhiên gần đây rất nhiều người phạm sai lầm khiến việc làm này trở nên xấu xí.

4 sai lầm cần tránh khi thả cá chép ngày ông Công ông Táo

Theo tục lệ dân gian, hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp người dân Việt sẽ làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Mọi người quan niệm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình để báo cáo tất cả những việc của con người trong một năm vừa qua. Vì vậy vào ngày này, mỗi gia đình thường chuẩn bị 3 hoặc 5 con cá chép màu đỏ thả trong chậu nước cúng cùng các đồ lễ khác.

Sau khi cúng xong, mọi người sẽ đem cá chép phóng sinh ở ao, hồ với ý nghĩa đưa ông Công, ông Táo về trời.

Phong thủy Phùng Gia cho rằng, cá chép cần được thả trước giờ Ngọ (tức là trước 12 giờ trưa) ngày 23 tháng Chạp để Táo quân kịp lên chầu trời. Mặc dù đây là phong tục tập quán có từ lâu đời của người dân Việt Nam, tuy nhiên thời gian gần đây có rất nhiều người phạm sai lầm khiến cho phong tục này trở nên xấu xí.

Để nguyên cá trong bọc nilon kín

Khi đi thả cá chép tại các ao, hồ vào ngày cúng ông Công ông Táo, bạn dễ dàng bắt gặp nhiều người thả nguyên cả túi ni lông đựng cá mà không hề mở ra.

Hành động này trái ngược với ý nghĩa phóng sinh, thể hiện lòng từ bi của con người. Cách thả cá như vậy chẳng những trực tiếp làm cá mất đi sự sống mà còn gây ô nhiễm môi trường, khiến các sinh vật khác bị ảnh hưởng không kém.

Thả cá từ trên cao

Bên cạnh đó, nhiều người khi đi thả cá đã đứng trên cầu đổ cá thẳng xuống sông mà không quan tâm với độ cao như thế, cá thả xuống có sống tốt được không.

Hành động này thể hiện sự sơ sài, cẩu thả của người phóng sinh, đồng thời nhiều khả năng cá có thể bị chết do rơi từ trên cao, lực ném quá mạnh.

Theo phong tục thả cá chép, cá nên được đặt trong lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Thao tác nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn và tránh việc đổ, ném, quăng cá mạnh tay từ xô, chậu, túi nylon xuống thẳng sông hồ.

Thả cá nơi nước bẩn, ô nhiễm

Nhiều người chỉ cần tìm chỗ có nước kể cả những nơi ao tù nước đọng, ô nhiễm để thả cá.

Tuy nhiên đây là điều cấm kỵ. Không nên phóng sinh cá ở giếng, các vùng nước đọng và những nơi nguồn nước bị ô nhiễm vì cá sẽ ít có cơ hội sống sót. Cũng cần chọn nơi ít người câu cá để tránh việc cá vừa thả ra đã bị đánh bắt.

Câu, chích điện bắt cá

Một số người thường chờ đến ngày này để câu cá, thậm chí còn dùng điện để bắt cá.

Sau khi thả cá nên lưu lại một chút xem cá đã bơi khuất đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt hoặc chưa kịp định hướng nên bơi ngược, bị xô dạt lại vào bờ.

Những hành động này trái ngược với ý nghĩa linh thiêng của việc phóng sinh thể hiện lòng từ bi của con người. Vì với cách thả cá phóng sinh như thế chẳng những trực tiếp làm cá chết mà còn gây nên những ô nhiễm môi trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô trò Trường Mầm non Nam Hải với các hoạt động giáo dục thiết thực.

Yêu quê hương qua từng trang sử

GD&TĐ - Từ Lương Xâm - Từ cả trong Tam linh từ của quận Hải An (TP Hải Phòng) thờ Đức vương Ngô Quyền luôn là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước,

Việc tiêu thụ thực phẩm kém vệ sinh, đặc biệt là 'xiên bẩn' có thể gây ra nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho sức khoẻ.

'Xiên bẩn': Hiểm họa khôn lường

GD&TĐ - Những món đồ ăn vặt được bày bán ngoài cổng trường, nhất là đầu giờ sáng và giờ tan học, học sinh gọi đây là 'xiên bẩn'.

Nghĩa địa thiết giáp mới ở Chasov Yar

Nghĩa địa thiết giáp mới ở Chasov Yar

GD&TĐ - Theo giới chuyên gia, quân Nga đang lập một ‘nghĩa địa thiết giáp mới’ ở Chasov Yar, khi quân Ukraine rút về từ Kursk phản công vào thành phố này.