Lưu ý để nấu cơm lâu thiu
Để cơm nấu được ngon và lâu thiu, các bạn cần lưu ý một số mẹo nhỏ sau:
- Nhớ rửa sạch nồi và nắp trước khi nấu cơm, chú ý rửa sạch cả những bợn cơm dưới đáy và nắp nồi.
- Cho thêm nhúm muối khi vo gạo.
- Nếu không dùng muối, bạn có thể cho giấm vào nồi cơm khi nấu theo tỉ lệ 2 ml giấm cho 1.5 kg gạo. Đảm bảo cơm khi nấu xong sẽ trắng muốt và rất lâu thiu.
Cho cơm vào hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh
Sau khi ăn cơm xong, bạn lấy hết cơm trong nồi và cho phần cơm còn dư đó vào trong hộp, đậy kín lại và bỏ vào tủ lạnh. Bạn chỉ cần để ở ngăn mát thôi, với nhiệt độ thấp trong tủ thì vi khuẩn gây hại khiến cơm bị hỏng sẽ không được sinh ra. Do đó, cơm vẫn được bảo quản, không bị ôi thiu. Nhưng nếu muốn lấy ra ăn thì bạn phải quay trong lò vi sóng hoặc hấp lại nhé.
Hơn nữa, khi bảo quản cơm bạn cũng tuyệt đối tránh trường hợp để cơm và thức ăn chung hoặc thức ăn dính vào. Vì như thế cơm sẽ nhanh thiu do hấp thụ hơi nước ở những món ăn khác. Nói chung, muốn bảo quản cơm thì tốt nhất nên để nó riêng ra, không chung chạ với bất kì đồ ăn nào kể cả đó có là món ăn khô.
Để cơm nguội rồi mới cất
Bình thường, sau khi ăn xong chúng ta có thói quen lấy hết cơm ra cất vào tủ lạnh hoặc đóng nắp nồi cơm luôn. Nhưng nếu cơm cứ duy trì nhiệt độ nóng thì chúng sẽ hấp thụ hơi nước và nhanh thiu hơn.
Vậy nên, nếu bạn bao quản cơm ở nhiệt độ phòng bình thường, hãy để cơm nguội rồi dùng một chiếc rổ thưa, lồng bàn gì đó úp lên. Nhất định không được dùng nắp kín hoặc vung nồi đậy kín mít nhé.
Để nồi cơm ở chế độ giữ nhiệt
Nếu bạn nấu cơm xong nhưng chưa vội ăn hoặc còn bận việc gì đó thì đừng vội rút điện, đóng nắp nồi cơm ngay. Hãy để nồi cơm đó ở chế độ giữ nhiệt ở bên ngoài phòng. Nhưng bạn nên nhớ là chỉ nên duy trì chế độ này tối đa trong 5 tiếng. Vì sau thời gian đó, không những khiến nồi cơm điện nhanh bị hỏng mà nhiệt độ nóng duy trì lâu khiến cơm hấp thu tất cả độ ẩm xung quanh qua khe thoát khói. Cơm sẽ vì thế mà nhanh bị hỏng hơn đấy.