4 điều nên biết trước khi ly hôn để không hối tiếc

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ly hôn chưa bao giờ là dễ dàng trong cuộc sống hôn nhân. 4 lời khuyên của chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn nếu bạn đang cân nhắc chuyện này.

4 điều nên biết trước khi ly hôn để không hối tiếc

Theo chuyên gia tâm lý Tuệ An, ly hôn và kết hôn không quá quan trọng bằng việc chúng ta có giữ được sự tử tế khi đang chung sống với nhau hoặc giữ được sự tử tế khi đã ly hôn hay không.

Khi chung sống mà không thể nào đối xử tử tế với nhau thì đó là điều vô cùng tệ, sẽ tạo ra một bầu không khí vừa tệ, vừa căng thẳng, vừa khó chịu cho mọi người phải chung sống trong một căn nhà. Bao gồm cả bạn, cả đối phương và đôi khi là những đứa con.

Chuyên gia tâm lý cho rằng, nếu bạn đang chênh vênh giữa ngưỡng cửa "ly hôn” hay "không ly hôn” , "buông ” hay là "không buông “, nếu bạn đang phải trải qua những nỗi đau như bạn đời ngoại tình, hay những sai lầm của đối phương khiến bạn rất tổn thương, vợ chồng khắc khẩu, không san sẻ được với nhau... thì hãy thử xoay chuyển góc nhìn của bạn với những sự kiện đó, với những hành động đó để bạn có thể nhận ra một vài điều sau đây nếu lựa chọn ly hôn.

Điều số 1: Duy trì quan hệ tốt với đối phương

Kết hôn, ly hôn, chung sống với nhau hay không còn chung sống với nhau không quan trọng bằng việc chúng ta còn giữ được sự tử tế với nhau hay không.

Giá trị của con người sẽ được thể hiện khi mọi thứ tan vỡ. Nếu khi mọi thứ tan vỡ mà chỉ trích, liên tục đổ lỗi cho hoàn cảnh và đối phương, luôn đóng vai nạn nhân trong mọi câu chuyện thì bạn phải xem lại con người của chính mình.

Còn trước khi mọi thứ tan vỡ, bế tắc bạn vẫn giữ được sự tử tế để đối xử với người đó thì chính là sự bản lĩnh của bạn.

Điều số 2: Ngừng làm tổn thương đối phương

Hôn nhân được vun đắp bằng những lời lẽ ghét bỏ và chê bai dấu hiệu của sự tan vỡ.
Hôn nhân được vun đắp bằng những lời lẽ ghét bỏ và chê bai dấu hiệu của sự tan vỡ.

Cho dù bạn ly hôn với bất kể lý do nào đi chăng nữa, thì bạn hãy loại bỏ suy nghĩ đổ lỗi và ngừng đóng vai nạn nhân trong chính câu chuyện của mình. Bởi vì một mối quan hệ tan vỡ không thể xuất phát từ một phía, mà để mối quan hệ tan vỡ đều có lỗi của bạn, của đối phương.

Trong một mối quan hệ, cả hai bên đều có trách nhiệm để duy trì và phát triển mối quan hệ đó. Việc chỉ trích hoặc đổ lỗi cho đối phương không giải quyết được vấn đề và thậm chí còn có thể làm tổn thương thêm mối quan hệ.

Thay vào đó, cả hai bên nên cùng nhau trao đổi, thảo luận và tìm ra giải pháp để cải thiện mối quan hệ. Đôi khi, việc nhìn lại bản thân và chấp nhận lỗi của mình cũng là cách để giúp mối quan hệ được cải thiện và phát triển tốt hơn trong tương lai.

Điều số 3: Vợ chồng là duyên phận

Trên cuộc đời này, duyên đến duyên đi là điều không thể tránh khỏi. Duyên đến bạn không cần phải mong cầu thì cũng sẽ đến, có những duyên phải rời đi bạn có níu kéo mấy cũng phải rời đi.

Chúng ta khổ là bởi vì chúng ta luôn muốn kiểm soát duyên đến bên mình, mà duyên là những thứ ta không thể kiểm soát được, nếu bạn càng muốn kiểm soát thì bạn càng căng thẳng và mệt mỏi hơn mà thôi. Điều mà bạn có thể kiểm soát được đó chính là thái độ và cách phản ứng trước những sự kiện xảy ra xung quanh cuộc sống của bạn.

Điều số 4: Chọn chuyên gia tâm lý hôn nhân một cách khôn ngoan

Nếu bạn đang phân vân giữa việc ly hôn hay ở lại trong một mối quan hệ, đây là một quyết định quan trọng và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn trong nhiều năm tới. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.

Gặp chuyên gia tâm lý hôn nhân là những chuyên gia có chuyên môn về tâm lý học và tình cảm học liên quan đến hôn nhân và gia đình. Họ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề tâm lý và tình cảm mà bạn đang gặp phải trong hôn nhân của mình và cung cấp cho bạn các giải pháp đúng đắn để giải quyết các vấn đề này.

Các chuyên gia thường sử dụng các phương pháp tâm lý học để giúp bạn xác định nguyên nhân của các vấn đề trong hôn nhân và cung cấp cho bạn các kỹ năng và phương pháp để giải quyết chúng.

Tóm lại, tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia và một lộ trình đồng hành phù hợp là một quyết định tốt để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và đảm bảo rằng bạn đang có được các thông tin và lời khuyên chính xác để giải quyết tình huống của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.