Tiếng còi vang lên, đội của con đã thua, và con cảm thấy rất tồi tệ trước thất bại của bản thân. Làm cha mẹ, con cần biết một số điều nên và không nên làm này là gì để giúp cho con lấy lại tâm trạng tốt hơn. Hãy tham khảo những điều sau đây để có thể ứng dụng với nhiều trường hợp:
1. Không nên tập trung vào kết quả
Trong tâm trí con sau thất bại là buồn rầu, thất vọng với chính bản thân mình và xấu hổ trước mọi người. Mặc dầu nhóm của con không có lời quở trách nhưng bản thân con vẫn có cảm giác rất tồi tệ. Lúc này, cha mẹ phải đóng vai trò như một người động viên, an ủi, vỗ về khéo léo để con không cảm thấy tâm trạng đi xuống và không bị cảm giác bất mãn.
Đừng bao giờ mắng mỏ hoặc nói lời chua cay kiểu như “sao con không cố gắng hơn”; “con phải biết mình nên làm tốt hơn chứ”; “tiếc quá, thế là thua rồi”… Nói như vậy chỉ làm cho con cảm thấy bản thân tồi tệ đi. Thay vì tập trung vào điều kết quả hãy hướng con tập trung vào điều tích cực “kết quả không như ý muốn cũng không sao, con đừng lo. Lần sao cố gắng hơn”; “Chỉ là trải nghiệm thôi con à, đừng quan tâm đến kết quả, kết quả này chỉ nói lên thời điểm hiện tại. Sau này sẽ không phải như vậy”; “thật tốt vì kết quả như vậy để con biết mình đến đâu con nhỉ. Mình thua thì sẽ cố gắng mà. Hơn nữa, con đã làm tốt trong khả năng của mình rồi, không ai giỏi tất cả mọi việc đâu”; “mẹ tin lần sao con sẽ làm tốt hơn”.
2. Không nên né tránh sự thật
Cha mẹ động viên con, an ủi, vỗ về nhưng đồng thời không nên né tránh sự thật. Cần nói chuyện cùng con để tìm ra nguyên nhân thất bại, để lần sau tìm ra cách cố gắng nỗ lực hơn để không lặp lại thất bại nữa.
Thông thường, việc nói chuyện với con để tìm ra nguyên nhân thất bại không nhất thiết phải làm ngay. Lúc ấy tâm trạng con chưa tốt, bạn có thể nói “con hãy nghỉ ngơi, ngày mai chúng ta sẽ nói chuyện này nhé”. Cha mẹ cần hiểu, rằng không thể làm gì hoặc nói gì để thay thế sự thất vọng, buồn bã mà con đang trải qua ngay lúc này. Tuy nhiên, cũng không nên né tránh cuộc trò chuyện mà chỉ hoãn nó lại cho đến ngày hôm sau.
Đối phó với những thất bại cần trung thực “bố biết điều đó thật khó và có lẽ con không cảm thấy tốt, nhưng tốt nhất là chúng ta nên nói một chút về điều đó để lần sau con có thể tránh được thất bại như vậy”.
Trong lúc nói chuyện về chủ đề này, cha mẹ giúp con tìm ra nguyên nhân của thất bại “con có gặp vấn đề gì về sức khỏe không? Con cảm thấy ra sao khi làm bài thi ấy? con có bị đau đầu hay sốt không?; “Con hiểu thế nào về câu hỏi thi ấy?”…
Bạn cần giúp con tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thất bại. Làm như vậy sẽ dạy con tránh những tình huống khó khăn, tránh những điều dẫn đến lặp lại thất bại, đồng thời điều đó sẽ thúc đẩy cơ hội học hỏi và phát triển cho con.
3. Giúp con nhìn xa hơn
Bạn cần giúp con tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thất bại đồng thời gợi ý cho con giải pháp. Bạn cần giúp con vạch ra một bức tranh, một kế hoạch để giành chiến thắng hoặc ít nhất không lặp lại thất bạn. Bức tranh rộng mở có thể bao gồm: nỗ lực cố gắng, thay đổi chiến thuật, thay đổi cách tiếp cận, củng cố kiến thức đã có, bồi dưỡng khiếm khuyết…
Cha mẹ và thầy cô hoặc huấn luyện viên là người giúp con vạch ra chiến lược cho bản thân để con có định hướng. Đồng thời giúp con theo dõi việc thực hiện chiến lược ấy. Bạn cần giúp con cái nhìn thấy bức tranh toàn cảnh hơn bằng cách nhắc chúng nhớ lại những lần đã thất bại và cách vượt qua.
4. Khuyến khích con sáng tạo
Đôi khi cha mẹ và người lớn giúp con đặt ra bức tranh phấn đấu đạt mục tiêu toàn cảnh. Tuy nhiên, bản thân con lại có những suy nghĩ riêng. Hãy khuyến khích con nói ra điều chúng muốn “con có ý kiến gì khác kế hoạch mà bố mẹ nêu không?”; “con thấy sao về con đường bố mẹ vạch ra, có có sáng kiến gì không?”; “bố mẹ hoan nghênh ý kiến của con”…
Khi trò chuyện, hãy đặt rất nhiều câu hỏi và chỉ ra một số điều phản biện nếu con nếu ra ý kiến. Mục tiêu là giúp con tìm ra những gì con có thể thực hiện và đạt được kết quả tốt hơn. Vì thế cần sự khuyến khích để con nêu ý kiến và có cách riêng nếu đó là tốt thì cha mẹ nên để con tự thử nghiệm. Với thất bạn, bạn cần kiên nhẫn giúp con, có thể vài lần trước khi đi đến thành công. Hãy tôn trọng sự sáng tạo lành mạnh của con.