4 cách đơn giản rèn thói quen sống tích cực

GD&TĐ - Suy nghĩ tích cực trong cuộc sống giúp chúng ta kiểm soát căng thẳng và thậm chí có thể cải thiện sức khỏe.

4 cách đơn giản rèn thói quen sống tích cực
Cuộc sống này bộn bề, lo toan, và con người thường bỏ mặc cảm xúc của chính mình. Đấy là lí do vì sao mà thời gian gần đây con người thường hay được nhắc đến cùng với cụm từ “vô cảm”.
Khi bạn bỏ rơi cảm xúc của chính mình thì cũng là lúc bạn bỏ rơi chính bản thân. Chính vì thế việc quay lại chăm sóc cho tâm hồn, cho cảm xúc của bản thân là một việc làm rất cần thiết.
Dưới đây, chuyên gia tâm lý Tuệ An sẽ chia sẻ đến cho các bạn một số giải pháp để có thể làm chủ được cảm xúc tiêu cực của bản thân.
1. Tìm kiếm nguồn cảm xúc tích cực
Đối với chúng ta việc tìm kiếm những điều tiêu cực thì dễ dàng, còn những điều tích cực thì lại khó khăn. Vì con người luôn có xu hướng suy diễn xấu đi về mọi thứ thay vì chọn hướng lạc quan.
Nhưng sự thật cuộc đời này đâu có nhiều phức tạp và mệt mỏi đến như vậy, chỉ là chúng ta đang quá tập trung vào những vấn đề gây ra cảm xúc tiêu cực cho bản thân.
Giờ thì hãy thử tìm kiếm hình ảnh một em bé đang vô tư nô đùa, bầu trời trong xanh, cây cỏ đang rung rinh trước gió hay chỉ đơn giản là được ở trong không gian yên tĩnh và thưởng thức ly cà phê thơm nồng.
Bạn sẽ hiểu rằng, niềm vui không chỉ đến từ những thành tựu to lớn hay những sự kiện có tính chất trọng đại mà bắt nguồn từ những điều rất nhỏ nhoi
2. Dành thời gian nghỉ ngơi
Là một phần tất yếu của cuộc sống nên đôi khi bạn không thể tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực. Lúc này, cả suy nghĩ và hành vi bị chi phối đáng kể bởi sự tức giận, đố kỵ, buồn chán, căng thẳng,… nên bạn có thể có những câu nói và hành vi không phù hợp, thậm chí gây tổn thương người khác.
Để tránh những tình huống không mong muốn, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi và nếu được, hãy ngủ một giấc thật sâu. Sau khi nghỉ ngơi, những cảm xúc tiêu cực sẽ được giải tỏa ít nhiều. Đối với những người bị căng thẳng, nghỉ ngơi còn giúp điều hòa nhịp thở, huyết áp và mang đến nguồn năng lượng dồi dào để vượt qua những nhiệm vụ và khó khăn trong công việc.
3. Chia sẻ vấn đề với bạn bè, người thân
Cảm xúc tiêu cực thường xảy ra khi phải đối mặt với những tình huống không mong muốn và những áp lực về tài chính, công việc, tình cảm. Do đó để kiểm soát và giải tỏa những cảm xúc này, bạn nên chia sẻ vấn đề bản thân đang gặp phải với người thân và bạn bè.
Khi chia sẻ, bạn có thể giãi bày hết những gì bản thân đang suy nghĩ và cảm nhận. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn rất nhiều. Dù không thể loại bỏ hẳn những cảm xúc tiêu cực nhưng việc chia sẻ với người khác sẽ giúp vơi bớt những suy nghĩ và cảm xúc bi quan.
4. Áp dụng một số liệu pháp thư giãn
Thưởng trà: Một số loại trà thảo mộc có tác dụng an thần, thanh nhiệt rất tốt cho những người đang bị căng thẳng và gặp phải các cảm xúc tiêu cực. Thay vì bộc lộ những hành vi và lời nói để “xả giận”, bạn có thể lấy lại sự bình tĩnh bằng cách thưởng thức một tách trà nóng với hương thơm nhẹ nhàng.
Viết nhật ký giúp bạn ghi lại những cảm xúc và cách nhìn nhận về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Ngoài những biện pháp trên, đây cũng là cách giải tỏa và kiểm soát những cảm xúc tiêu cực hiệu quả. Khi ghi chép, bạn có thể thoải mái bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận và giải tỏa sự tức giận qua con chữ mà không gây tổn thương người khác.
Đọc sách: khi đọc sách bạn sẽ dễ hòa nhập vào từng câu từ và nội dung truyền tải của quyển sách đó nên dễ dàng quên đi những suy nghĩ đang hiện hữu và những cảm xúc tiêu cực đang diễn ra. Chính vì thế, bạn có thể lựa chọn cho mình những quyển sách về việc yêu thương và chữa lành hoặc những quyển sách về làm chủ cảm xúc để thư giãn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Tiết 0” môn Ngữ văn tại Trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: NTCC

Nhiều mô hình hay hỗ trợ học sinh

GD&TĐ - Mô hình “tiết 0” hay “trường giúp trường” đã và đang phát huy hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực trong việc hỗ trợ HS lớp 9 ở Hà Nội ôn thi vào lớp 10.