4 cách cha mẹ giúp con vượt qua khó khăn trong cuộc sống

GD&TĐ - Con trẻ đôi khi cũng gặp khó khăn ở trường hoặc khi giao tiếp với bạn bè. Có nhiều chuyện làm chúng không vui, làm cho con căng thẳng, lo sợ, buồn phiền...

Giúp con vượt qua thời điểm khó khăn (hình minh họa).
Giúp con vượt qua thời điểm khó khăn (hình minh họa).

Điều này không phải lỗi ở bạn nhưng làm cha mẹ, bạn cần giúp con xử lý và vượt qua khó khăn này để xây dựng mối quan hệ tốt nhất giữa cha mẹ và con cái. Sau đây là một số gợi ý:

Nhận biết tâm trạng của con

Bạn phải là người hiểu con mình hơn bất kỳ ai khác. Để ý các dấu hiệu cho thấy chúng đang bị căng thẳng, sợ hãi hoặc lo lắng. Điều này đặc biệt quan trọng bởi cần phát hiện ra sớm nhất có thể khi có biến cố đau buồn hoặc điều gì khác đang xảy ra.

Khi con phải trải qua những cảm xúc khó khăn, hành vi của chúng sẽ thay đổi. Những điều cần chú ý bao gồm: Khó ngủ; Khó tập trung; Thay đổi cảm giác thèm ăn; Khó chịu hoặc ủ rũ…

Nếu con bạn bị căng thẳng hoặc đã trải qua một số dạng chấn thương, thì những triệu chứng này là bình thường và sẽ bắt đầu biến mất sau một vài tháng. Để giúp chúng vượt qua điều đó, hãy khuyến khích con bạn bày tỏ cảm xúc của mình - để chúng bộc bạch. Nếu chưa sẵn sàng để nói, đề nghị con viết trong nhật ký. Một số trẻ có thể thấy hữu ích khi thể hiện cảm xúc của mình thông qua nhật ký.

Bình tĩnh

Khi con làm bạn khó chịu, tức giận, buồn bã hoặc sợ hãi - hãy luôn bình tĩnh và điều tiết cảm xúc của chính mình. Tùy thuộc vào tình huống, điều này có thể chứng minh cho con bạn thấy rằng: Cha mẹ luôn bên con, hỗ trợ giải quyết vấn đề của con; Dù vấn đề ấy là gì thì cha mẹ vẫn là nguồn tin cậy nhất;

Trong những tình huống căng thẳng, bạn đừng bao giờ để cảm xúc của mình bị cuốn theo cảm xúc của con. Những cảm xúc như tức giận hoặc lo lắng chợt đến, tốt nhất là bạn nên phản ứng một cách bình tĩnh và hợp lý.

Nói chuyện với con

Trò chuyện với con bạn về nỗi sợ hãi và lo lắng của chúng là điều giúp chúng có cơ hội bộc lộ những trải nghiệm của mình. Nói những điều thấu hiểu cũng giúp con cảm thấy an toàn và bình tĩnh hơn để có thể đối phó với những sự kiện xảy ra xung quanh chúng. Lưu ý rằng “nói chuyện” với con, chứ đừng áp dụng giáo điều, dạy dỗ hay khuyên nhủ. Mà hãy lắng nghe và phản hồi một cách nhẹ nhàng.

Hãy để con thể hiện bất cứ điều gì mà chúng đang nghĩ. Trong khi đó, nếu có cơ hội - bạn có thể đan xen một cách tế nhị lời diễn giải hoặc đưa ra lời khuyên. Đừng ngắt lời chúng mà hãy khuyến khích để con tiếp tục thể hiện ý kiến của chúng trước khi bạn phản hồi. Đôi khi, tất cả những gì cần làm là tỏ ra thực sự lắng nghe để con cảm giác tin tưởng bạn, có bạn đồng hành.

Nhà là nơi an toàn nhất

Nhà là nơi ẩn náu tốt nhất với gia đình, với cả cha mẹ và con cái, vì thế hãy làm những gì bạn có thể để đảm bảo rằng ngôi nhà là nơi tuyệt đối an toàn - thoải mái và để chúng muốn được ở nhà mỗi khi gặp khó khăn.

Thiết lập và duy trì một thói quen hàng ngày và hàng tuần, vì con cái ở mọi lứa tuổi đều cần sự ổn định. Lên kế hoạch mọi người tham gia vào một hoạt động gia đình. Nếu lối sống của cả gia đình và khuyến khích con xây dựng và duy trì kết nối giữa các thành viên trong gia đình.

Mặt khác, nếu con bạn muốn ở một mình thì cần tôn trọng chúng, cho chúng một không gian riêng để chúng có thể muốn suy tư một chút. Đừng cậy “đây là nhà của mẹ, con cần phải làm thế này, thế nọ”.

Theo Betterrelationship

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.