39 máy bay AV-8B Harrier cuối cùng sẽ được Mỹ viện trợ sau khi cho 'nghỉ hưu'?

GD&TĐ - Chúng ta đang nói đến 39 máy bay có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng độc đáo, mặc dù đã cũ nhưng vẫn rất đáng gờm.

39 máy bay AV-8B Harrier cuối cùng sẽ được Mỹ viện trợ sau khi cho 'nghỉ hưu'?

Trong năm 2025 và cho đến tháng 10 năm 2026, Lầu Năm Góc đã có kế hoạch loại biên những máy bay cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier cuối cùng đang phục vụ trong hai phi đội của Thủy quân Lục chiến.

Số phi cơ thuộc phi đội VMA-231 dự kiến ngừng hoạt động vào tháng 10 năm 2025, và phi đội VMA-223 sẽ ngừng bay AV-8B sau một năm nữa.

Cả hai đơn vị sẽ chuyển sang F-35B và điều này sẽ đồng nghĩa với việc kết thúc chương trình AV-8B Harrier trong Quân đội Mỹ.

Điều này được ghi trong kế hoạch phát triển hàng không của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ cho đến năm 2025, và về phía Ukraine, có thể tồn tại khía cạnh thú vị khi Kyiv hiện đang yêu cầu hỗ trợ vũ khí mới.

Thậm chí nếu chúng ta không tính đến khoản viện trợ mới của Hoa Kỳ cho Ukraine, thì vẫn còn câu hỏi về tính phù hợp của các cuộc thảo luận liên quan đến ứng cử viên AV-8B Harrier để tăng cường sức mạnh tác chiến cho Lực lượng vũ trang Ukraine.

Thoạt nhìn, chúng ta đang nói về một cỗ máy rất thú vị có khả năng hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, bởi vì Harrier là chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay và cũng có thể cất hoặc hạ cánh thẳng đứng hoặc với quãng đường bay tối thiểu.

Hơn nữa, phiên bản mới nhất của AV-8B Harrier có khả năng lớn hơn đáng kể so với phân loại truyền thống là máy bay tấn công.

Thực tế là những chiếc Harrier của Mỹ, được đưa vào sử dụng năm 1985, đã trải qua quá trình hiện đại hóa vào những năm 1990 theo chỉ số Plus, giúp mở rộng khả năng chiến đấu bằng cách tích hợp vũ khí có độ chính xác cao, cũng như radar AN/APG-65, cho phép sử dụng tên lửa AIM-120.

Nghĩa là sau khi hoàn thành hiện đại hóa, chúng ta thực tế đang nói về một máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4+, ngoại trừ việc Harrier có tốc độ cận âm.

be467a23045206e3.jpg
AV-8B Harrier là một chiến đấu cơ rất độc đáo và phức tạp.

Nhìn chung việc tạo ra một cỗ máy với chức năng cất - hạ cánh thẳng đứng sẽ đi kèm nhiều hạn chế và sự đánh đổi. Để hoạt động trên tàu, phải trả giá bằng lượng vũ khí ít hơn để nâng được máy bay lên không trung (4,1 tấn với trọng lượng cất cánh tối đa là 14,1 tấn), bán kính chiến đấu nhỏ chỉ 550 km, tốc độ cận âm và khả năng cơ động thấp.

Bên cạnh đó là những giải pháp thiết kế đặc biệt. Ví dụ, động cơ Rolls-Royce Pegasus có thiết kế độc đáo với 4 vòi phun xoay. Khi hoạt động ở chế độ cất cánh, máy bay sử dụng hệ thống phun nước trực tiếp vào tua bin để làm mát cánh quạt, và để thay thế bộ phận này, cần phải tháo cánh ra khỏi máy bay.

Ngoài ra vòng đời chung của AV-8B sắp kết thúc. Sau khi ngừng hoạt động tại Hoa Kỳ, Harrier vẫn sẽ được Ý vận hành nhưng cũng sớm được thay thế bằng F-35B. Ngoài ra còn có Tây Ban Nha - quốc gia hiện không có tiền để thay thế.

Và cuối cùng, vấn đề đào tạo phi công và kỹ thuật viên là điều khá nan giải, đặc biệt là đối với loại máy bay cụ thể này, khi không ai tiếp tục hiện đại hóa và nâng cấp nữa.

Do đó, ngay cả khi có các máy bay AV-8B Harrier hoàn toàn miễn phí thì vẫn rất khó để coi chúng là sự tăng cường hợp lý cho Lực lượng vũ trang Ukraine. Thậm chí còn chưa đề cập đến thực tế không chắc chắn về viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine, sự tiếp tục, phạm vi và hình thức.

AV-8B Harrier sẽ được thay thế bằng F-35B Lightning II.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ