'360 độ nghề nghiệp': GDU cùng học sinh gen Z chọn ngành nghề

GD&TĐ - Chương trình “360 độ nghề nghiệp” của GDU sắp quay trở lại hứa hẹn sẽ mang đến những thông tin hữu ích, chính xác, kịp thời dành cho học sinh THPT.

Trường Đại học Gia Định (GDU) phối hợp với Báo Lao Động thực hiện Chương trình '360 độ nghề nghiệp' nhằm định hướng ngành nghề cho các bạn học sinh.

Nối tiếp thành công của mùa 1, chương trình “360 độ nghề nghiệp” của Trường Đại học Gia Định (GDU) sắp quay trở lại hứa hẹn sẽ mang đến những thông tin hữu ích, chính xác, kịp thời dành cho học sinh THPT, đặc biệt là đồng hành cùng các thí sinh 2k5 trên hành trình bước vào cánh cổng đại học.

Tập đầu tiên của Chương trình “360 độ nghề nghiệp” với chủ đề “CÓ NÊN HỌC ĐẠI HỌC” sẽ được phát sóng vào lúc 20h00 ngày 30/12 trên truyền hình báo Lao Động và trên các kênh truyền thông của GDU: Fanpage Đại học Gia Định, Youtube Gia Định Channel.

Kịp thời “gỡ rối” việc chọn ngành, chọn nghề

Chọn ngành, chọn nghề là việc vô cùng quan trọng với mỗi người, bởi chúng ta có thể sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời, là công việc để nuôi sống bản thân. Nhiều học sinh mắc phải sai lầm khi xem nhẹ sự lựa chọn nghề nghiệp, chọn nghề không đúng khả năng, tính cách, chọn ngành học theo số đông, theo áp đặt của gia đình…

Thấu hiểu được những nỗi băn khoăn đó, 360 độ nghề nghiệp của GDU sẽ giúp các bạn thí sinh “gỡ rối” kịp thời để lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, tính cách và đam mê của mình.

“360 độ nghề nghiệp” của GDU cung cấp cho thí sinh lời khuyên đúng đắn và hữu ích trong việc chọn ngành, chọn nghề.

“360 độ nghề nghiệp” của GDU cung cấp cho thí sinh lời khuyên đúng đắn và hữu ích trong việc chọn ngành, chọn nghề.

Theo quan điểm của Thạc sĩ, Luật sư Trịnh Hữu Chung – Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Gia Định: “Khi định hướng nghề nghiệp được tổ chức tốt và thường xuyên, các em học sinh sẽ nhận thức tầm quan trọng của lựa chọn nghề nghiệp. Từ đó, các em sẽ có lựa chọn đúng ngành nghề ngay từ đầu. Sau khi học xong ra trường, các em được làm việc đúng đam mê, sở thích, có khao khát phát triển sự nghiệp”.

Thầy Chung cũng nhấn mạnh: “Dù là ngành nghề gì, chỉ có sự lành nghề mới là yếu tố quyết định thành công. Vì thế, chọn nghề có thể nói là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai”.

Giúp thí sinh chọn lọc thông tin hữu ích

Chương trình với sự tham gia của dàn chuyên gia trong hầu hết các lĩnh vực giúp thí sinh chọn lọc thông tin hữu ích.

Chương trình với sự tham gia của dàn chuyên gia trong hầu hết các lĩnh vực giúp thí sinh chọn lọc thông tin hữu ích.

Sự phát triển của Internet cùng công tác tuyển sinh của các trường đại học, học sinh ngày nay dễ dàng thu thập được thông tin của các trường nhưng các bạn vẫn còn loay hoay, không biết chọn lọc thông tin như thế nào giữa thời đại 4.0.

“360 độ nghề nghiệp” sẽ mang đến cái nhìn khách quan về xu hướng chọn nghề nghiệp của thế hệ Gen Z hiện nay - một thế hệ sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển.

Với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong hầu hết các lĩnh vực: Kinh tế - Quản trị; Khoa học Xã hội & Nhân văn, Kỹ thuật - Công nghệ; Luật… chương trình luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp tất cả tâm tư, nguyện vọng để các bạn học sinh và quý phụ huynh có thể cùng nhau đưa ra những định hướng, lời khuyên chính xác trước cột mốc quan trọng này.

Mời học sinh và quý phụ huynh đón xem Tập 1 của “360 độ nghề nghiệp” với chủ đề “CÓ NÊN HỌC ĐẠI HỌC?” cùng sự tham gia của hai diễn giả khách mời: NCS.ThS.LS Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định; Ông Lê Anh Tiến - CEO Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam, một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu lĩnh vực Kinh doanh - Khởi nghiệp và được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Để gửi câu hỏi cho chương trình, các bạn học sinh và quý phụ huynh vui lòng liên hệ tại:

👉Hotline: 0962 12 10 18

👉Email: 360donghenghiep@gmail.com

👉Fanpage: Chương trình 360 độ nghề nghiệp

Hotline chương trình sẽ hoạt động 24/7 kể từ ngày hôm nay đến lúc kết thúc kỳ thi THPT 2023.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tìm hiểu cv là gì