36 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải báo chí Tài nguyên và Môi trường

GD&TĐ - 36 tác phẩm báo chí xuất sắc được vinh danh tại lễ trao Giải thưởng báo chí Tài nguyên và Môi trường lần thứ VII, được tổ chức ở Hà Nội.

36 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải báo chí Tài nguyên và Môi trường

Tối 30/12, diễn ra sự kiện "Giải thưởng Báo chí Tài nguyên và Môi trường".

Đây là sự kiện được tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Giải thưởng nhằm tôn vinh những phóng viên báo chí có thành tích xuất sắc, luôn sẵn sàng và đồng hành trong các hoạt động thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng góp phần vào sự nghiệp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, góp phần phát triển bền vững đất nước.

giai-a.jpg
Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy và Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh trao giải A cho các tác giả.

Năm nay, Ban tổ chức Giải thưởng lần thứ VII đã nhận được 429 tác phẩm dự thi với 940 bài viết, phóng sự của trên 300 tác giả, nhóm tác giả thuộc 4 loại hình: Báo điện tử, báo in, phát thanh và truyền hình, trong đó có nhiều bài viết nhiều kỳ, loạt bài.

Ban tổ chức đã trao 36 giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc nhất Giải báo chí tài nguyên môi trường lần VII.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy cho biết, các tác phẩm dự thi năm nay trọng tâm, trọng điểm vào công tác triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020, ý kiến của người dân và doanh nghiệp trong quá trình xây dựng các Luật Tài nguyên nước 2023, Luật Đất đai 2024, Luật Địa chất và Khoáng sản 2024; ứng phó với thiên tai khắc nghiệt...

Các tác phẩm báo chí dự giải được đánh giá có tính thời sự cao, tính phát hiện, phản biện sâu sắc, bám sát vấn đề, phản ánh toàn diện, khách quan, trung thực về những vấn đề trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một lớp học của Trường Tiểu học Thủ Lệ (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Phòng GD&ĐT

Khơi thông chính sách cho nhà giáo

GD&TĐ - Trong năm 2024, nhiều “điểm nghẽn” về chính sách dành cho nhà giáo được tháo gỡ, tạo động lực để các thầy, cô cống hiến.