300 người di cư thiệt mạng trong bốn vụ chìm tàu khủng khiếp

Hôm 11-2, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết ước tính có 300 người e rằng đã thiệt mạng trong những thảm kịch chìm tàu ở Địa Trung Hải khi đang cố vượt biển từ Bắc Phi tới Ý tuần vừa qua.

Những nạn nhân sống sót của 2 trong 4 chiếc tàu rời khỏi Libyan cuối tuần qua được giải cứu hôm 11-2.
Những nạn nhân sống sót của 2 trong 4 chiếc tàu rời khỏi Libyan cuối tuần qua được giải cứu hôm 11-2.

Theo bà Vincent Cochetel của UNHCR, đây là “một thảm kịch khủng khiếp”. Những người sống sót được đưa tới quần đảo Lampedusa của Ý. Họ cho biết họ buộc phải chấp nhận rủi ro đi trong thời tiết xấu trên những con tàu được trang bị tạm bợ của bọn buôn người ở Libya.

Hôm 9-2, ít nhất 29 người di cư đã chết sau khi chiếc tàu bơm hơi chở họ bị lật úp do sóng lớn. Cảnh sát tuần duyên của Ý đã cứu được 105 người.

Chỉ hai ngày sau, hai chiếc thuyền khác (mỗi chiếc chở hơn 100 người) cũng gặp nạn. Một số người sau khi lênh đênh trên biển hàng giờ mà không có thức ăn hay nước uống đã được cứu. Các nạn nhân sống sót cho biết cón một chiếc tàu thứ 4 chở ít nhất 100 người di cư đã mất tích. Carlotta Sami, phát ngôn viên của UNHCR cho biết các nhạn nhân “đã bị những con sóng nuốt chửng”, trong đó có đứa bé nhỏ tuổi nhất là 12 tuổi.

“Quá muộn màng”

Liên Hiệp Quốc cho biết vụ tai nạn mới đây được xem là lời cảnh báo cho Liên minh châu Âu (EU) rằng công tác tìm kiếm và cứu nạn trên Địa Trung Hải vẫn chưa thỏa đáng.
Tháng 11-2014, Ý đã kết thúc công tác tìm kiếm và cứu nạn 366 người thiệt mạng trong thảm kịch chìm tàu ở Lampadesu vào 10-2013 với tên gọi là Mare Nostrum. Hoạt động tìm kiếm nhiều năm này với mục đích cứu hộ những người di cư bằng đường biển và tìm kiếm những chiếc tàu chở người di cư bị chìm ngoài khơi biển Libyan.
Cuối năm 2014, UNHCR cảnh báo rằng quyết định kết thúc công cuộc tìm kiếm và cứu nạn ở Địa Trung Hải của Ý nhất định sẽ gây ra thêm nhiều cái chết.
Nhưng nhiều nước châu Âu trong đó có Anh thì lại cho rằng dịch vụ cứu nạn những người di cư có thể khuyến khích họ di cư và vì vậy hiểu quả của hoạt động này sẽ bị giảm đi.
Liên hiệp Âu châu nay có chiến dịch kiểm soát đường biên, được gọi là Triton, với số lượng tàu thuyền ít hơn và khu vực hoạt động cũng nhỏ hơn nhiều.
Chúng ta có thể làm gì hơn?
Bà Sami nói UNHCR đã cảnh báo EU rằng mạng sống con người đang có nguy cơ bị cướp đi nếu các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ không được duy trì tại khu vực.
"Vào lúc này, chúng tôi không có khả năng tìm kiếm cứu hộ mạnh mẽ tại Địa Trung Hải, trong khi dòng người di cư và tị nạn vẫn rất cao," bà nói với kênh truyền hình Hà Lan hôm thứ Ba, trước khi tin tức về vụ bi kịch mới nhất được công bố.
UNHCR nói gần 3.500 người đã chết khi tìm cách vượt Địa Trung Hải tới châu Âu hồi 2014, khiến đây trở thành vùng biển nguy hiểm nhất thế giới cho di dân.
Hơn 200 ngàn người đã được cứu tại Địa Trung Hải trong cùng thời gian, trong đó nhiều trường hợp được cứu trong chiến dịch Mare Nostrum trước khi chương trình này bị ngưng.
Trong một bài diễn thuyết trước Nghị viện Âu châu hồi tháng 11, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi "có phản ứng đoàn kết trước câu hỏi về di dân", và cảnh báo rằng không thể để Địa Trung Hải trở thành một "nghĩa địa khổng lồ".
Theo Pháp Luật

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...