3 tuần nữa sự cố đứt cáp quang biển AAG mới khắc phục xong

Theo đại diện lãnh đạo một số nhà cung cấp dịch vụ internet, từ kinh nghiệm có được sau nhiều lần tuyến cáp quang biển quốc tế AAG gặp sự cố trước đây, với sự cố ngày 23/4/2015, sẽ phải mất khoảng 3 tuần mới có thể khắc phục xong.
3 tuần nữa sự cố đứt cáp quang biển AAG mới khắc phục xong

Theo thông tin mới nhất vừa được Tập đoàn VNPT chính thức công bố, vào chiều 23/4/2015 đã xảy ra sự cố rò nguồn trên hệ thống cáp quang biển quốc tế AAG đoạn từ Vũng Tàu (Việt Nam) đi Hong Kong và Singapore, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng hơn 300 km. Sự cố đã gây ảnh hưởng chủ yếu đến tốc độ đường truyền Internet giữa Việt Nam và quốc tế.

VNPT cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố, Công ty Viễn thông Quốc tế (VNPT-I) đã khẩn trương tiến hành các biện pháp để xác định được khu vực sự cố ngoài khơi Vũng Tàu. Sự cố này sẽ đòi hỏi phải sử dụng tàu cáp chuyên dùng của quốc tế để tiến hành khắc phục.

Công ty VNPT-I đang tích cực làm việc với nhà quản trị hệ thống AAG, các Công ty tàu cáp quốc tế và với các thành viên của các hệ thống khác để ưu tiên cho việc sửa chữa tuyến AAG một cách sớm nhất.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của hai nhà mạng CMC Telecom và NetNam, sẽ phải mất khoảng 2-3 tuần nữa, sự cố của tuyến cáp quang biển AAG mới được khắc phục xong, đường truyền mới được phục hồi hoàn toàn.

Phó Tổng giám đốc CMC Telecom Đặng Tùng Sơn cho biết:“Tùy thuộc vào độ sẵn sàng của tàu ứng cứu và việc xác định rõ nguyên nhân, các sự cố cáp biển nói chung và AAG nói riêng thường mất 3 tuần để khắc phục”. Thực tế, sự cố đứt cáp quang biển AAG ngày 5/1/2015 cũng đã phải mất tròn 3 tuần mới được khôi phục hoàn toàn.

Chia sẻ về phương án nhằm giảm thiểu ảnh hưởng chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng, đại diện VNPT cho hay, Công ty VNPT-I đã và đang phối hợp cùng các bên liên quan nhanh chóng định tuyến liên lạc qua các hệ thống cáp quang biển SMW3, cáp đất liền và thông tin vệ tinh, đồng thời bổ sung dung lượng qua các hệ thống này.

“Đây là sự cố bất khả kháng, vì vậy VNPT rất mong nhận được sự cảm thông của khách hàng nếu như việc truy cập Internet nói riêng và các dịch vụ viễn thông quốc tế khác nói chung có thể bị ảnh hưởng nhất định”, đại diện VNPT chia sẻ.

Đối với FPT Telecom, sáng nay, đại diện nhà mạng này cho hay, ngay sau khi sự cố xảy ra, FPT Telecom đã triển khai việc sử dụng các tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng AAG bị ngừng hoạt động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới khách hàng. Đồng thời vị đại diện này cho biết, sự cố này thực sự ảnh hưởng không lớn đối với khách hàng của công ty.

Nhận định về sự cố lần này, Tổng giám đốc Công ty CP NetNam Vũ Thế Bình nhấn mạnh việc tuyến cáp quang biển AAG lại bị sự cố là chuyện không mới. Nhiều năm qua tuyến cáp này thường xuyên bị sự cố, gián đoạn, với thời gian dài.

NetNam đã có sẵn phương án chuyển hướng lưu lượng sang cáp đất liền và hướng cáp biển khác, do đó ngay khi có sự cố sáng sớm nay, các lưu lượng đã được chuyển hướng và ổn định.

“Với sự cố lần thứ hai trong năm 2015 xảy ra với tuyến cáp quang biển quốc tế AAG này, NetNam không bị ảnh hưởng gì lớn, vì đã chuẩn bị trước và ứng phó nhiều lần việc tương tự. Từ sáng nay dịch vụ cung cấp tới các khách hàng NetNam vẫn ổn định”, ông Bình khẳng định.

Về sự cố cáp quang biển AAG lần này, theo thông tin từ Viettel Telecom, hiện tại sử dụng tới 4 tuyến cáp quốc tế gồm 2 tuyến cáp trên đất liền và 2 tuyến cáp quang biển trong đó có tuyến AAG. Chính vì vậy, khi sự cố xảy ra, về cơ bản, chất lượng dịch vụ Viettel cung cấp cho các khách hàng vẫn được đảm bảo, không bị ảnh hưởng nhiều.

Còn với CMC Telecom ông Đặng Tùng Sơn cho biết, hiện nhà mạng này chỉ sử dụng 15% lưu lượng kết nối từ tuyến cáp quang biển AAG nên mức độ ảnh hưởng tới khách hàng khi truy cập Internet hướng quốc tế rất nhỏ.

Hiện tại, truy cập Internet ra hướng quốc tế của khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Kênh thuê riêng Internet Leased Line của CMC Telecom hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự cố. Tuy nhiên, khách hàng sử dụng dịch vụ Internet trên truyền hình cáp sẽ truy cập Internet hướng ra quốc tế chậm hơn bình thường.

Ông Sơn cũng cho biết thêm: “Sau khi nhận được thông tin, CMC Telecom đã lập tức tiến hành thông báo với khách hàng về sự cố. Hiện CMC Telecom đang làm việc với đối tác để xác định chính xác lỗi để xử lý, chủ động tiến hành định tuyến lại, bổ sung lưu lượng đầy đủ thông qua các kết nối khác.

Đồng thời, CMC Telecom đã bố trí nhân sự hỗ trợ, ứng cứu, sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7 trong quá trình khắc phục sự cố trên”.

Theo ITC News

Khám phá loạt công nghệ thông minh của xe máy điện VinFast

GD&TĐ - Được tích hợp eSIM, hỗ trợ kết nối thông minh với smartphone, máy tính bảng, những chiếc xe máy điện thế hệ mới của VinFast gồm Klara S, Impes, Ludo đang thu hút sự chú ý lớn của nhóm khách hàng trẻ, năng động.
Cách quay phim màn hình trên Android 11

Cách quay phim màn hình trên Android 11

Tính năng quay phim màn hình từng xuất hiện trên Android 10, nhưng sau đó đã bị Google loại bỏ. Lên đến Android 11, Google một lần nữa mang tính năng này quay trở lại.
2 cách hẹn giờ gửi tin nhắn trên Android

2 cách hẹn giờ gửi tin nhắn trên Android

Nếu muốn gửi lời chúc mừng sinh nhật bạn bè, người thân... đúng giờ, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây để hẹn giờ gửi tin nhắn trên Android.

Cách chia sẻ file Excel trên Google Drive

Khi làm việc online, bất kỳ ai cũng có thể chia sẻ file Excel đang "offline" trên máy thông qua việc tải lên Google Drive và mở bằng Google Sheets.
Cách tìm kiếm email Gmail siêu nhanh

Cách tìm kiếm email Gmail siêu nhanh

Google vừa bổ sung vào Gmail một bộ lọc tìm kiếm mới có tên Search Chips. Đây là bộ sưu tập các bộ lọc giúp thu hẹp kết quả tìm kiếm. Nhờ vậy, người dùng có thể tìm thấy email mình cần nhanh hơn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bấm nút khởi động Hệ tri thức Việt số hóa.

Chính thức khởi động hệ tri thức Việt số hóa

GD&TĐ - Đúng 10 giờ 10 phút 10 giây ngày 01/01/2018, tại Hà Nội, đề án “Hệ tri thức Việt số hoá” đã được chính thức khởi động dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn Thông tin và ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav nhấn nút khởi động cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 2017.

Việt Nam tổ chức cuộc thi an ninh mạng toàn cầu

GD&TĐ - Lễ khai mạc cuộc thi an ninh mạng toàn cầu White Hat GrandPix năm nay với chủ đề “Di sản Việt Nam” (Vietnam Heritages) vừa diễn ra vào sáng nay (16/12) với gần 280 đội dự thi từ 50 quốc gia.
Ảnh minh họa, theo thongke.net.vn

Hơn 94% tên miền tiếng Việt không có trang thông tin điện tử

GD&TĐ - Hiện nay, tỷ lệ tên miền tiếng Việt có trang thông tin điện tử (website) chỉ chiếm chưa đến 2% và có tới hơn 94% tên miền tiếng Việt không có website. Đây là công bố của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) trong ấn phẩm thường niên “Báo cáo tài nguyên Internet năm 2017”.
Mô hình chế biến nước mắm của dự án.

Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nước mắm ở quy mô công nghiệp

GD&TĐ - Hiện nay, người tiêu dùng đang có xu thế chuyển sang các sản phẩm nước mắm truyền thống vừa đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao, vừa đáp ứng tốt các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, với phương thức sản xuất thủ công, các làng nghề làm nước mắm khó lòng đáp ứng được nhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng.
Diễn đàn khởi nghiệp khoa học công nghệ và kết nối đầu tư

Diễn đàn khởi nghiệp khoa học công nghệ và kết nối đầu tư

GD&TĐ - Ngày 7/10/2017, tại Hà Nội, Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam phối hợp với BK-Holdings thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội, Liên minh nhà Đầu tư Thiên thần Việt Nam (VACA), Công ty CP Đầu tư Angels, tổ chức Swiss EP, WISE và Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp KHCN và Khởi nghiệp.  
“Hái ra tiền” nhờ Youtube

“Hái ra tiền” nhờ Youtube

GD&TĐ - Theo báo cáo mới nhất từ Thoughtful - một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển thị trường truyền thông đa phương tiện có trụ sở tại Mỹ, năm 2015 và 2016, Việt Nam đều lọt vào Top 10 quốc gia có lượng người xem YouTube nhiều nhất thế giới.
Đại diện hai đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác tài trợ

OMRON tài trợ 12.000 USD thiết bị công nghệ

GD&TĐ - Sáng nay (3/12), Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tiếp nhận thiết bị tài trợ do văn phòng đại diện công ty OMRON Asia Pacific PTE. LTD với tổng giá trị 12.000 USD.