3 thời điểm tuyệt đối không được ngủ vì dễ đoản mệnh

Muốn cơ thể khỏe mạnh bạn cần phải ngủ nhưng ngủ không đúng cách có thể gây ra mệt mỏi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ngủ khi tức giận

Tức giận sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng gan, làm khí ở gan bị ứ trệ, gây ra các hiện hiện như lồng ngực và cơ hoành căng đầy ở cả hai bên. Ở mức độ nghiêm trọng, nó có thể phát triển thành viêm gan, biểu hiện mắt đỏ, sưng, đau, miệng đắng và khô, khó chịu gây cáu kỉnh.

Nếu ngủ trong lúc nóng giận, gan có thể không đủ máu, thừa khí. Về lâu dài sẽ làm khí huyết rối loạn và dẫn tới rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Việc tức giận, lo lắng khi ngủ còn làm tăng hoạt động của tim khiến bạn cảm thấy bứt rứt, khó chịu.

Do đó, để có một giấc ngủ ngon, không gây hại cho sức khỏe, bạn nên tránh những cảm xúc lo lắng, tức giận khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi trước khi đi ngủ.

3-thoi-diem-khong-nen-di-ngu-02
Ngủ khi say rượu
Một số người cho rằng uống một lượng rượu nhỏ trước khi đi ngủ có thể giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, việc này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Nồng độ cồn khi giảm dần có tác dụng an thần, gây buồn ngủ nhưng nó có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Khi say, não bộ không thể đi vào giấc ngủ sâu và bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vào hôm sau.
Ngoài ra, rượu kích thích cơ thể tiết ra một lượng lớn insulin. Vì vậy, chúng ta cần đề phòng tình trạng hạ đường huyết do uống rượu. Đây là một hiện tượng nguy hiểm hơn so với hạ đường huyết thông thường.
Bên cạnh đó, khi say rượu, phản xạ nuốt và động tác nuốt chậm lại, cơ cổ họng được thả lỏng nên người say thường dễ bị tắc nghẽn đường thở. Nếu nằm ngửa khi ngủ, chất nôn sẽ khó khạc ra ngoài và bị đọng lại hoặc trào ngược vào khí quản gây ra ngạt thở. Trường hợp nhẹ, nó có thể gây ra viêm phổi. Nặng hơn sẽ gây ngạt thở, thiếu oxy lên não và dẫn tới đột tử.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo sau khi uống rượu say chúng ta nên nghỉ ngơi một thời gian nhất định rồi mới đi ngủ hoặc khi ngủ nên nằm nghiêng để tránh nguy hiểm.
3-thoi-diem-khong-nen-di-ngu-03

Ngủ ngày, cày đêm

Nhiều bạn trẻ có thói quen thức khuya vào ban đêm sau đó ngủ bù vào ban ngày và cho rằng mình vẫn ngủ đủ 8 tiếng nên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc ngủ không đúng giờ giấc như vậy sẽ làm xáo trộn đồng hồ sinh học, gây tổn thương gan thận, ảnh hưởng đến chất lượng làm việc và có thể dẫn tới các bệnh mãn tính.

Ngủ ngày trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn gây đau lưng, mỏi mắt, kém tập trung. Duy trì thói quen này trong thời gian dài dễ gây ra suy nhược tinh thần, khó ngủ vào ban đêm và làm suy giảm tuổi thọ.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô giáo Lê Thị Thu Hường và học trò

Buồn vui nghề giáo

GD&TĐ - Tròn 20 năm được làm cô giáo, nhìn lại chặng đường đã đi, trong tôi không khỏi dâng lên bao cảm xúc khó tả buồn vui với nghề.

Haaland làm được điều không tưởng

Haaland làm được điều không tưởng

GD&TĐ - Chỉ mới 24 tuổi nhưng tiền đạo Erling Haaland đã ghi được tới 25 cú hat-trick tính cả trong màu áo câu lạc bộ lẫn tuyển quốc gia.