3 nhóm vấn đề lớn cần sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục

GD&TĐ - Chiều nay (12/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Thừa ủy quyền của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Qua rà soát và thực tiễn thi hành Luật giáo dụcnhiều nội dung cần phải được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ảnh minh họa/internet
Qua rà soát và thực tiễn thi hành Luật giáo dụcnhiều nội dung cần phải được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ảnh minh họa/internet

Theo Tờ trình về lập đề nghị xây dựng Luật, việc sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục tập trung vào ba nhóm chính sách và bảy vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.

Tuy nhiên, qua rà soát và thực tiễn thi hành Luật giáo dục, nhiều nội dung cần phải được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

Vì vậy, cần phải lồng ghép các nội dung sửa đổi, bổ sung vào các nhóm vấn đề như:

Sửa đổi, bổ sung hệ thống giáo dục quốc dân

Sửa đổi, bổ sung quy định về văn bằng, chứng chỉ để phù hợp với các cấp học và trình độ đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ, tạo cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo.

Sửa đổi, bổ sung hệ thống giáo dục quốc dân; mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục; văn bằng, chứng chỉ theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo (06 Điều)

Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 2 Mục tiêu giáo dục; Điều 4 Hệ thống giáo dục quốc dân; Điều 5 Yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục; khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 6 Chương trình giáo dục; khoản 1 Điều 8 Văn bằng, chứng chỉ; Điều 110 Công nhận văn bằng nước ngoài.

Sửa đổi, bổ sung mục tiêu giáo dục nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Sửa đổi, bổ sung hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo. Hệ thống giáo dục được thiết kế theo hướng đơn giản hóa các luồng di chuyển của người học trong hệ thống; tạo điều kiện cho người học có thể dễ dàng chuyển đổi giữa chương trình, trình độ đào tạo; người dân có cơ hội tích luỹ kiến thức và học tập suốt đời, đảm bảo tính tương thích với các hệ phân loại giáo dục chung của quốc tế và đảm bảo tính so sánh được của các trình độ, các loại văn bằng; thiết lập được hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng tạo điều kiện tối đa cho người học.

Hệ thống giáo dục sẽ là hệ thống mở, phục vụ người học, phục vụ xã hội; tạo cơ hội để mọi người học tập suốt đời theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, xây dựng nền giáo dục mở, thực học, nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần hội nhập quốc tế, đảm bảo cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân sau khi hoàn thiện sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập hiện tại,

Đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tiếp cận hệ thống giáo dục của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; bảo đảm tính thống nhất, liên thông, liên kết, phù hợp giữa các ngành nghề, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thể chế hóa các quan điểm của Đảng và nâng các quy định dưới luật đã được thực hiện ổn định và thực tiễn kiểm nghiệm.

Sửa đổi, bổ sung yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục, chương trình giáo dục đảm bảo tính liên thông của các cấp học, tăng cường năng lực tự học và hợp tác của người học. Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề.

Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học. Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Sửa đổi, bổ sung quy định về công nhận văn bằng nước ngoài trên cơ sở nâng các quy định đã thực hiện ổn định tại các văn bản dưới luật, đảm bảo đơn giản thủ tục và ổn định cho người học.

Sửa đổi, bổ sung quy định về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên để đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Ảnh minh họa/internet
Sửa đổi, bổ sung quy định về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên để đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Ảnh minh họa/internet

Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở

Sửa đổi, bổ sung giáo dục thường xuyên nhằm bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa.

Sửa đổi, bổ sung quy định về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên để đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời (13 Điều)

Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 11. Phổ cập giáo dục; Điều 22 Mục tiêu của giáo dục mầm non; Điều 25 Cơ sở giáo dục mầm non; khoản 1 Điều 26 Giáo dục phổ thông; Điều 27 Mục tiêu giáo dục phổ thông; khoản 2 Điều 28 Phương pháp giáo dục phổ thông; Điều 29 Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa; Điều 44 Giáo dục thường xuyên; khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Yêu cầu về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên; khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 46 Cơ sở giáo dục thường xuyên; khoản 1 Điều 47 Văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên; Điều 69 Các cơ sở giáo dục khác; khoản 4 Điều 88 Các hành vi người học không được làm.

Sửa đổi, bổ sung mục tiêu giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông nhằm đổi mới giáo dục và đào tạo; xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng cấp học, môn học, chương trình giáo dục, coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo; phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trẻ em; đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Sửa đổi, bổ sung chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa nhằm tạo ra sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; bảo đảm học sinh học hết trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, học sinh trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau trung học phổ thông có chất lượng, bảo đảm năng lực học suốt đời; đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Sửa đổi, bổ sung quản lý nhà nước về giáo dục nhằm nâng cao trách nhiệm và chất lượng trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục. Ảnh minh họa/internet
Sửa đổi, bổ sung quản lý nhà nước về giáo dục nhằm nâng cao trách nhiệm và chất lượng trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục. Ảnh minh họa/internet

Nâng cao trách nhiệm và chất lượng trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục

Sửa đổi, bổ sung quy định đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo; cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý; đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.

Dự án luật sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý nhà nước về giáo dục; đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo; chính sách đối với học sinh, sinh viên sư phạm (29 Điều)

Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 18 Nghiên cứu khoa học; khoản 1 Điều 48 Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân; khoản 4 Điều 50 Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện để được phép hoạt động giáo dục; điểm a, b khoản 1 và khoản 4 Điều 51 Thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; khoản 1 và 3 Điều 52; Điều 53 về hội đồng trường; khoản 2 Điều 54 Hiệu trưởng; Điều 58.

Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường; Điều 66 Chế độ tài chính; Điều 67 Quyền sở hữu tài sản, rút vốn và chuyển nhượng vốn; Điều 68 Chính sách ưu đãi; Điều 70 Nhà giáo; Điều 71 Giáo sư, phó giáo sư; khoản 1 và khoản 5 Điều 73 Quyền của nhà giáo; điểm a, b và e khoản 1 Điều 77 Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo; Điều 79 Nhà giáo của cơ sở giáo dục đại học; Điều 80 Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; điểm a khoản 1 Điều 84; khoản 3 Điều 89 Học bổng và trợ cấp xã hội; Điều 96 Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ em mầm non; Điều 99 Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục; khoản 4 Điều 100 Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; Điều 101 Đầu tư và các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục; khoản 1 Điều 104 Khuyến khích đầu tư cho giáo dục; Điều 105 Học phí; Điều 110a. Nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục; bổ sung khoản 3 vào Điều 110b Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục; Điều 110c Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; khoản 2 Điều 113 Tổ chức hoạt động của thanh tra giáo dục.

Sửa đổi, bổ sung quản lý nhà nước về giáo dục nhằm nâng cao trách nhiệm và chất lượng trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo; góp phần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam.

Các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo địa phương tham gia quyết định về quản lý nhân sự, tài chính cùng với quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp; chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra; xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, đào tạo.

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập; hoàn thiện chính sách học phí.

Sửa đổi, bổ sung quy định nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân để phù hợp quy định của Luật đầu tư và thực hiện quy định cơ chế tự chủ đối với các tổ chức sự nghiệp công lập, đồng thời bổ sung loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài để bảo đảm thống nhất với Luật giáo dục đại học; quy định về điều lệ nhà trường thống nhất với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học; quy định về giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học để phù hợp với thực tiễn, làm rõ nhiệm vụ của giáo sư, phó giáo sư là người giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Sửa đổi, bổ sung quy định về học phí của học sinh, sinh viên sư phạm theo hướng thực hiện việc đóng học phí như sinh viên các ngành khác. Hiện nay, do nhu cầu của thị trường lao động đã có sự thay đổi, số sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành sư phạm còn nhiều, có tình trạng đi làm trái ngành, nghề gây lãng phí rất lớn nguồn nhân lực sư phạm. Vì vậy, dự thảo không quy định miễn học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm mà thay bằng chính sách vay tín dụng sư phạm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh giả mạo salon ô tô trên Facebook để lừa đảo.

Lập salon ô tô 'ma' để lừa đảo

GD&TĐ - Hoàng Văn Cương và Nguyễn Anh Văn tạo dựng salon ô tô 'ma', sau đó đăng thông tin giả bán xe để chiếm đoạt tiền đặt cọc.