3 nguyên nhân không ngờ gây mất tập trung

Thiếu tập trung có thể cản trở cuộc sống của bạn ở một mức độ nhất định, vì chất lượng hoạt động của bạn có thể bị ảnh hưởng nếu bạn không thể tập trung vào công việc.

3 nguyên nhân không ngờ gây mất tập trung

Thiếu tập trung không do một nguyên nhân cụ thể nhưng có thể có nhiều yếu tố gây nên tình trạng này: sự mất hứng thú với công việc, sự buồn tẻ, mệt mỏi hoặc các rối loạn như tăng động thiếu tập trung (ADHD). Dưới đây là một số nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây mất tập trung bạn nên biết.

3 nguyen nhan khong ngo gay mat tap trung - Anh 1

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn không thể tập trung vào công việc, học tập.

1. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều

Với rất nhiều nền tảng mạng xã hội ngày nay, bên cạnh việc mang đến cho bạn những thông tin cập nhật, thú vị từng giây, nó cũng khiến bạn khó tập trung vào công việc cũng như học tập. Xem điện thoại mỗi phút để cập nhật thông tin, đăng những bức hình “tự sướng”… - tất cả những điều này đều có thể ảnh hưởng lớn tới sự tập trung của bạn.

2. Đói

Đói cũng có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn giảm tập trung. Cảm giác đói liên tục khi bạn chưa ăn đủ có thể chuyển sự tập trung của bạn vào cơn đói, không cho phép bạn tập trung vào nhiệm vụ hiện tại. Vì vậy, giữ cho mình luôn no với những thực phẩm lành mạnh là rất quan trọng để duy trì sự tập trung.

3. Trầm cảm

Trầm cảm hoặc căng thẳng, lo âu có thể dẫn tới mất tập trung vì tâm trí bạn luôn “bận rộn” với những suy nghĩ và khiến não bị căng thẳng. Trầm cảm cũng gây buồn bã, mất hứng thú… tất cả những điều này có thể dẫn tới thiếu tập trung. Vì vậy, nếu bạn đang bị mất tập trung trong thời gian gần đây, bạn cần đi kiểm tra những nguyên nhân trên.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù tập 'xuyên trận' từ sân cầu lông đến bóng đá, trong tôi vẫn vững vàng quyết tâm 'bùng nổ' và không ngừng hướng đến những chiến thắng. Ảnh minh họa: ITN

Từ chiếc áo thể thao…

GD&TĐ - Có câu nói đại ý rằng, tính cách của một người được thể hiện phần nào qua vẻ bề ngoài của họ.

Mô hình 'trường học trong rừng' được ưa chuộng tại Đức.

Gieo mầm từ tuổi thơ

GD&TĐ - Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường ngày càng nghiêm trọng, “sống xanh” không còn là lựa chọn cá nhân, mà đã trở thành định hướng phát triển của nhiều quốc gia.