3 ngày Tết, 1.986 ca cấp cứu do tai nạn đánh nhau

GD&TĐ - Theo báo cáo công tác y tế 3 ngày nghỉ Tết của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), các bệnh viện trên toàn quốc đã tiếp nhận 1.986 ca cấp cứu do tai nạn đánh nhau, giảm 44% so với cùng kỳ Tết Canh Tý.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Số ca tai nạn do đánh nhau trong 3 ngày qua chiếm 2,9% tổng số trường hợp cấp cứu của các bệnh viện. Trong đó, 6 người tử vong, giảm 50% so với 12 ca ghi nhận vào cùng kỳ.

Ngày 13/2 (mùng 2 Tết Âm lịch), tổng số ca cấp cứu do đánh nhau là 575 trường hợp, giảm 1,4% so với cùng ngày của Tết Canh Tý. Số ca nặng phải nhập viện điều trị, theo dõi sức khỏe do đánh nhau là 528 trường hợp. Con số này không tăng so với cùng kỳ và không có ca tử vong do đánh nhau trong ngày mùng 2 Tết.

Đến 7h ngày 13/2, sau 3 ngày nghỉ Tết đầu tiên, 30.507 ca đến các cơ sở y tế trên toàn quốc để khám, cấp cứu liên quan tai nạn giao thông, giảm 17,6% so với cùng kỳ. Trong đó, 11.497 trường hợp phải nhập viện điều trị (chiếm 37,7% trong tổng số khám, cấp cứu liên quan tai nạn giao thông), giảm 8,4% so với cùng kỳ.

Trong ngày mùng 2 Tết, các cơ sở y tế trên toàn quốc đã tiếp nhận 4.674 trường hợp đến khám, cấp cứu liên quan tai nạn giao thông, giảm 20,3% so với cùng ngày của Tết năm 2020.

Tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông gồm ca tử vong trước khi đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về là 13 ca, ít hơn 8 ca (giảm 38%) so với cùng ngày tết Canh Tý 2020.

Số ca khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ các loại dến 7h ngày 13/2 là 321 trường hợp, nhiều hơn 34 người so với cùng kỳ. May mắn, không có trường hợp nào tử vong.

108 người khác phải cấp cứu do vũ khí, vật liệu nổ khác; một người tử vong do bị bắn. Số ca cấp cứu do chất nổ khác tăng cao so với tết Canh Tý năm 2020 bởi năm nay, Bộ Y tế thu thập thống kê cả số cấp cứu do vũ khí cùng vật liệu nổ khác.

Bên cạnh đó, trong 3 ngày Tết, các cơ sở y tế đã đỡ đẻ, mổ bắt thai cho 7.623 em bé chào đời, ít hơn so với đợt Tết Canh Tý 2020 (hơn 8.400 bé).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ