3 cán bộ ở Thanh Hóa trong đường dây làm văn bằng, chứng chỉ giả

GD&TĐ - Xuất phát từ yêu cầu thực tế về các loại văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, giấy phép lái xe, các loại bằng cấp, các đối tượng đã cấu kết với nhau làm giả các loại văn bằng, chứng chỉ để bán kiếm lời.

Lực lượng Công an kiểm tra thiết bị sản xuất các tài liệu, chứng chỉ giả
Lực lượng Công an kiểm tra thiết bị sản xuất các tài liệu, chứng chỉ giả

Ngày 31/10, tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP Thanh Hóa vừa triệt phá thành công chuyên án làm văn bằng, chứng chỉ giả, bắt giữ 15 người có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức".

15 người bị bắt giữ gồm: Lê Thị Liên (SN 1976); Đỗ Thị Giang (SN 1972) và Hoàng Thị Hường (SN 1976; đều là cán bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa; Đặng Văn Sáng (SN 1994), Lưu Công Hòa (SN 1993), cùng ngụ TP Hà Nội; Đăng Duy Minh, Trần Xuân Triệu (SN 1994), Đặng Văn Giang (SN 1999), Đỗ Văn Phúc (SN 1998), Đặng Tiến Hoàng (SN 1997), Phạm Minh Tuấn, (SN 1993), Đỗ Ngọc Thanh (SN 1996), Nguyễn Văn Huyên (SN 1994), Nguyễn Tuấn Anh (SN 1998), Lý Kim Sơn (SN 1996), cùng ngụ quận 7, TP HCM.

Trong đường dây này, Liên, Giang, Hường lấy danh nghĩa các trường đại học uy tín trong nước được đào tạo cấp các loại văn bằng, chứng chỉ rồi câu kết xây dựng hệ thống cộng tác viên tại các huyện trên địa bàn tỉnh để mở các lớp chứng chỉ tiếng Anh các bậc B2, B3 tại Thanh Hóa để tuyển sinh và tổ chức các lớp thi chứng chỉ cho học viên có nhu cầu.

Một số đối tượng trong đường dây làm bằng giả và tang vật
Một số đối tượng trong đường dây làm bằng giả và tang vật

Với thủ đoạn này, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020, các đối tượng đã tổ chức 4 lớp với gần 600 học viên. Trong đó, mỗi hồ sơ học viên, các đối tượng thu từ 3,5 đến 7 triệu đồng. Sau khi thu tiền, những đối tượng này tổ chức ôn, thi để che giấu hành vi phạm tội của mình và móc nối với các đối tượng ở Hà Nội để làm và cấp chứng chỉ tiếng Anh giả cho các học viên. 

Công an TP. Thanh Hóa xác định nhóm đối tượng tại Hà Nội mà Lê Thị Liên móc nối làm chứng chỉ ngoại ngữ giả là Đặng Văn Sáng, (SN 1994, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Sau khi nhận làm các chứng chỉ giả từ Liên, Đặng Văn Sáng móc nối và chuyển tiền, thông tin khách hàng cho Đặng Duy Minh (SN 1994, ở quận 7, TP. Hồ Chí Minh). Tại TP. Hồ Chí Minh, Đặng Duy Minh thành lập nhóm với nhiều đối tượng hoạt động làm văn bằng, giấy tờ, chứng chỉ giả.

Trong nhóm đối tượng này, Đặng Duy Minh phân công nhiệm vụ cho Nguyễn Văn Huyên và các thành viên trong nhóm lập các trang Facebook, Zalo ảo để chạy quảng cáo, nhận các đơn hàng và trực tiếp in ấn văn bằng, chứng chỉ giả.

Để đối phó với sự phát hiện của các cơ quan chức năng, các đối tượng thường sử dụng các tài khoản ngân hàng ảo để giao dịch, các thông tin cá nhân, số điện thoại, Facebook, Zalo giả...

Đến ngày 29/10, Công an TP. Thanh Hóa huy động 50 cán bộ, chiến sĩ đồng loạt khám xét 8 điểm tại các tỉnh Thanh Hóa, TP. Hà Nội và TP. HCM thu giữ toàn bộ thiết bị máy móc, công cụ phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội gồm: 7 bộ máy vi tính, 1 iPad, 2 máy in thẻ nhựa, 1 máy ép plastic, nhiều văn bằng, chứng chỉ, học bạ giả...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.