25 năm là thành viên ASEAN: Vị thế Việt Nam đã vươn cao

25 năm là thành viên ASEAN: Vị thế Việt Nam đã vươn cao

Ngày 28/7/1995, ViệtNam chính thức gia nhập ASEAN-trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức này. 25năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tham gia ngày càng sâu, rộng vào tất cả cáclĩnh vực hợp tác của của tổ chức khu vực này, đóng góp tích cực trong việc duytrì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữaASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần quan trọng vào sự phát triển củaASEAN.

"Thành viên quý giá" của cộng đồng ASEAN

Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) lần thứ 36 được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 26/6 đãphản ánh một thách thức không chỉ đối với cả khối gồm 10 quốc gia thành viên, mà còn là đối với riêngViệt Nam - nước đang giữ chức Chủ tịchluân phiên ASEAN năm 2020 trong khi Covid- 19 đang diễnbiến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.

25 năm là thành viên ASEAN: Vị thế Việt Nam đã vươn cao ảnh 1
Buổi lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36

Trong bài viết về vai trò lãnh đạo ASEAN của ViệtNam được đăng tải trên tờ NikkeiAsia Review ngày25/6, Việt Nam được đánh gía là một nước đến sau, gianhập ASEAN vào năm 1995 - gần 3 thập kỷ sau khi khối này được thành lập - trongbối cảnh nền kinh tế Việt Nam tụt hậu so với 6 nước thành viên đã gia nhậpASEAN trước đó. Tuy nhiên, 1/4 thế kỷ sau đó, chúngtađã chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng của kinh tế Việt Nam vàhiện tại, Việt Nam vẫn đang phát triển mạnh mẽ bất chấp nhữngtác động gần đây của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với khu vực.

Đặc biệt trong thời gian gần đây, Việt Nam đã được các nước trên thế giới đánh giá cao khi làm rất tốt trong cuộc chiếnchống đại dịch Covid-19, vì đã kiểm soát được dịch bệnh này.

Về mặt kinh tế, Việt Nam kém phát triển hơn so vớinhiều quốc gia thành viên ASEAN khác, nhưng vẫn sẵn sàng giảm thiểu tác độngkinh tế từ dịch Covid-19, phục hồi nhanh hơn trước sự suy thoái kinh tế toàncầu sau đại dịch và thích nghi với các cơ hội mới hơn hầu hết các nước lánggiềng. Việt Nam đã chứng tỏ là một nước chủ nhà có năng lựctrong những lần giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN trước đây.

Theo đó, Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trongviệc quản lý xung đột ở Biển Đông và đang nổi lên như là quốc gia bảo vệ hiệntrạng lãnh thổ trên tuyến đầu ở khu vực. Quan trọng hơn,Việt Nam đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sự phù hợp về thể chế của ASEANtrong khu vực.

Với tất cả các lý do trên, cácnước thành viên ASEAN đã tin tưởng vào năng lực ngoạigiao của Việt Nam, ngay cả trong hoàn cảnh phải tổ chức hội nghị theo hình thứctrực tuyến.

Đại sứ - Trưởng phái đoàn thườngtrực Philippines tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ông NoelServigon đã đánh giá Việt Nam là "thành viên quý giá" của cộng đồng các nướcASEAN. Theo nhàngoại giao Philippines, Việt Nam đã tích cực đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng,đồng thời dẫn dắt các nỗ lực tiếp tục làm phong phú thêm cho chương trình nghịsự và kinh nghiệm của ASEAN.

Về vai trò và sự đóng góp của Việt Nam sau 25 nămgia nhập ASEAN, Đại sứ Noel cho biết, lần đầu tiên ông đến Việt Nam là vàotháng 12/1998, khi Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN, chỉ 3năm sau khi gia nhập. Sau đó 18 năm, ông trở thành Đại sứ Philippines tại ViệtNam và đã trực tiếp chứng kiến những thành quả to lớn mà Việt Nam đã đạt đượctrong khoảng thời gian đó.

Và khi ASEAN tổ chức "Năm Vàng 2017" nhân kỷniệm 50 năm thành lập, ông đã được chứng kiến tâm trạng hồhởi rộng khắp ở tất cả các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Từ những gì quan sátđược, ông cho rằng, người dân Việt Nam thực sự gắn bó với ASEAN và tham gia vàocộng đồng ASEAN "ở mức độ cao nhất".

TheoĐại sứ Noel, các tác động tích cực từ nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010 của Việt Namvới chủ đề "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động" vẫn tiếp tụclan tỏa cho đến nay, trong đó có việc thúc đẩy Hiệp ước khu vực Đông Nam Ákhông có vũ khí hạt nhân tại các diễn đàn đa phương, tăng cường Hội nghị cấpcao Đông Á với việc kết nạp thêm các quốc gia không phải là thành viên ASEAN,dẫn dắt các cuộc thảo luận về nỗ lực khôi phục và duy trì tài chính y tế củakhu vực vốn đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính, thúc đẩy phát triểnbền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, đẩy mạnh phát triển cơ sởhạ tầng và kết nối ASEAN...

ASEAN 2020 - Niềm tin của bạn bè quốc tế

Giáosư, Tiến sĩ sử học trường Đại học Tổng hợp Saint Petersburg – Vladimir Kolotov nhận định: trên cương vị Chủ tịchASEAN 2020, Việt Nam đã thể hiện vai trò chủ động trong ASEAN để tìm giải phápgiải quyết các vấn đề cơ bản mà các nước Đông Nam Á đang gặp phải hiện nay.

Theo đánh giá của Giáo sư Kolotov,trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 vừa qua, ViệtNam đã thể hiện vai trò chủ động trong ASEAN để tìm giải pháp giải quyết cácvấn đề cơ bản mà các nước Đông Nam Á đang gặp phải hiện nay.

Cũng theoGiáo sư Kolotov, trong 53 nămqua, đây là lần đầu tiên hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến trongbối cảnh Việt Nam và các nước ASEAN đã đạt kết quả tốt trong việc phòng chốngdịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Ôngcho biết: "Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi đểtổ chức cuộc trao đổi ý kiến giữa các thành viên ASEAN và đưa ra chiến lược địnhhướng tầm nhìn phát triển hiệp hội trong 5 năm tới, đến năm 2025".

Dướisự chủ trì của Việt Nam, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 đã đạt được nhiềukết quả nổi bật trong các lĩnh vực, như trao đổi kinh nghiệm chống đại dịchCovid-19, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao vai trò của phụ nữ trong thời đạicông nghệ kỹ thuật số, bảo đảm bình đẳng giới, nâng cao vai trò của thanh niên,soạn thảo chiến lược phát triển ASEAN trong tương lai.

Với vấn đề Biển Đông, Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường chỉ có thể được giải quyếttheo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố về cách ứng xửcủa các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới đạt được Bộ quy tắc ứng xử của cácbên ở Biển Đông (COC) để đảm bảo ổn định, an ninh, tự do hàng hải và hàngkhông. Đó là những điều kiện cần thiết nhằm tạo nền tảngthuận lợi để phát triển ASEAN trong tình hình biến động khó lường hiện nay trênthế giới.

Cũng trongkhuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, bên lềPhiên họp đặc biệt của các nhà Lãnh đạo ASEAN về tăng quyền năng cho phụ nữtrong thời đại số,Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga – Cố vấn cao cấpBan Thư ký quốc gia ASEAN 2020, đại diện Việt Nam tại Nhóm Phụ nữ ASEAN vì hòabình khẳng định, Việt Nam là nước tích cực và tiênphong trong lĩnh vực bình đẳng giới, đặc biệt về mặt chính sách và khuônkhổ chính sách.

Trước sự quan tâm rộng rãi của các nước trong khuvực và trên thế giới, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga chobiết,phiên họp đã thể hiện quyết tâm, thông điệp rõ ràng trong việc thực hiện camkết tiên phong, ủng hộ đi đầu của Việt Nam nói riêng, các nước ASEAN nói chungtrong thúc đẩy hợp tác đa phương và chủ nghĩa đa phương về vấn đềthúc đẩy bình đẳng giới. Phiên họp không chỉ đánh dấubước chuyển của ASEAN, mà còn khẳng định năng lực dẫn dắt và khởi xướngcủa Việt Nam trong các hoạt động hợp tác khu vực và toàn cầu.

Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga khẳng định: "Việt Nam lànước tích cực và tiên phong trong lĩnh vực bình đẳng giới, đặc biệt về mặtchính sách và khuôn khổ chính sách. Đây còn là một trong những mục tiêu hàng đầu củaphát triển kinh tế, xã hội đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Đây là vấnđề của tiến bộ xã hội của nhân loại nhưng là một cuộc cách mạng đối với phụnữ".

Cần phải khẳng định rằng, Việt Nam đã tạoniềm tin của bè bạn quốc tế vào vai trò và năng lực lãnh đạo ASEAN của Việt Namtrong năm 2020; cùng các nước ASEAN tạo nên "điểm sáng hợp tác quốc tếtrong bức tranh toàn cầu màu xám" liên quan đến các vấn đề suy thoái, bất bìnhđẳng xã hội, kinh tế suy thoái, các vấn đề an sinh xã hội, thất nghiệp... hiệnnay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em gái Pakistan phải làm ruộng thay vì được đi học.

Bất bình đẳng giáo dục tại Pakistan

GD&TĐ - Pakistan đối mặt với khủng hoảng giáo dục nghiêm trọng, khi hơn 26 triệu trẻ em không được đến trường, phần lớn ở các vùng nông thôn.