23 kỹ thuật dạy tiếng Anh sử dụng công nghệ giáo dục của thầy Nguyễn Quốc Hùng MA

GD&TĐ - Sách “Dạy tiếng Anh sử dụng công nghệ giáo dục” của tác giả Nguyễn Quốc Hùng MA, do NXB Thanh Niên phát hành, hi vọng hỗ trợ tốt hơn công việc dạy tiếng Anh trực tuyến cho các giáo viên với các kỹ thuật mới nhất.

Bìa sách “Dạy tiếng Anh sử dụng công nghệ giáo dục”.
Bìa sách “Dạy tiếng Anh sử dụng công nghệ giáo dục”.

Kỹ thuật dạy học - những hoạt động của lớp học

Tác giả Nguyễn Quốc Hùng MA chia sẻ: Ngành giáo dục luôn nỗ lực thay đổi hình ảnh hoạt động của lớp học nhằm đưa người học vào sâu hơn "sự học". Hoạt động của lớp học chính là những kỹ thuật dạy và học.

Chúng ta có hai loại kỹ thuật: Kỹ thuật dạy học dành cho thầy trò trên lớp thể hiện nội dung khóa học và công nghệ giáo dục dành cho các nhà khoa học tìm tòi công cụ thực hiện ý đồ của giáo viên.

Kỹ thuật dạy học đã xuất hiện cách đây hàng thế kỷ, và quan điểm công nghệ trong giáo dục được xây dựng từ cuối thế kỷ 20. Cả hai kỹ thuật ấy đều thay đổi theo từng giai đoạn của lịch sử phát triển phương pháp.

Cũng theo tác giả Nguyễn Quốc Hùng MA: Sự thay đổi không khí lớp học trong thời đại mới đòi hỏi chúng ta phối hợp hai loại kỹ thuật: kỹ thuật dạy học và công nghệ. Xu hướng này dẫn đến sự xuất hiện của ba loại kỹ thuật dạy học trong thời đại mới: Những kỹ thuật truyền thống đã được cải biên; Những kỹ thuật mới được sáng tạo với sự ứng dụng của công nghệ; và Những kỹ thuật truyền thống có giá trị bền vững, vẫn đang được sử dụng.

Hai thập kỷ của thế kỷ 21 đã qua đi, ở đâu đó ba loại hình này được ứng dụng vào lớp học như thế nào vẫn là ước nguyện của những người thầy đứng lớp. Sách “Dạy tiếng Anh sử dụng công nghệ giáo dục” nhằm đáp ứng phần nào những mong mỏi đó.

Công nghệ dạy học nói chung, dạy học tiếng Anh nói riêng ngày càng phát triển hiện đại, nhưng nó cũng chỉ là công cụ để truyền bá kiến thức trong giáo dục. Giáo viên trên lớp có thể chọn một hoặc một vài công nghệ nào đó để tiến hành bài giảng của mình trên cơ sở điều kiện học tập và sự hiện hữu của công nghệ ấy.

Chiến lược 3 bước trong khái niệm dạy học mới

Cuốn sách đề cập những khái niệm mới trong dạy học đòi hỏi chiến lược 3 bước:

Tự tiếp cận (Self-access) còn gọi là học độc lập (Independent work). Đối với các lớp học on-line, giáo viên sử dụng Zalo hoặc group e-mail để giao bài. Mục đích: Rèn luyện học sinh sử dụng công nghệ máy tính để tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học trước khi lên lớp theo yêu cầu của giáo viên.

Làm việc nhóm (Group work) còn gọi là Team work. Đối với các lớp online, sử dụng Zalo hoặc Video Call để hoạt động nhóm. Nếu dùng phần mềm Microsoft Meeting thì dùng open group và close group, ngay khi đang sử dụng Main Meeting.

Mục đích: Phát triển kỹ năng giao tiếp bằng lời, Phát triển năng lực phản biện, và sáng tạo … sử dụng kỹ thuật như thảo luận, miêu tả, trình bày, sử dụng ngữ âm để thể hiện cảm xúc, nhưng là những kỹ thuật mới sử dụng công nghệ.

Làm việc toàn lớp (Class work): Đối với các lớp học on-line, sử dụng Main Meeting dù là phần mềm nào.

Mục đích: Tiếp thu kiến thức mới, tiến hành các bài tập thực hành, phát huy năng lực trình bày, phản hồi, bình luận … thông qua sử dụng những kỹ thuật dạy-học.

Nói tóm lại, công nghệ (technology) là công cụ cho chúng ta dạy kiến thức ngôn ngữ và văn hóa ngôn ngữ mục tiêu (langugae and culture). Phương tiện dùng để thực hiện mục tiêu xây dựng năng lực ngôn ngữ (language competence) là các kỹ thuật dạy-học (teaching techniques). Nắm bắt được kỹ thuật dạy-học theo xu hướng mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng ngôn ngữ & văn hóa trong chương trình dạy học.

Ở tuổi 80, thầy Hùng đã biên soạn trên 100 cuốn sách phục vụ giảng dạy và học tập tiếng Anh. (Ảnh tư liệu).

Ở tuổi 80, thầy Hùng đã biên soạn trên 100 cuốn sách phục vụ giảng dạy và học tập tiếng Anh. (Ảnh tư liệu).

23 kỹ thuật dạy tiếng Anh sử dụng công nghệ

Tác giả Nguyễn Quốc Hùng, MA cho hay: Các kỹ thuật giới thiệu trong cuốn sách đều là những kỹ thuật đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước hiện nay. Nhiều kỹ thuật trùng tên với kỹ thuật truyền thống, nhưng khác về bước đi và mục đích.

Mọi kỹ thuật đều có ba bước, đặc biệt đối với các lớp online: Tự tiếp cận (Chuẩn bị ở nhà trước khi đến lớp, tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học); Làm việc nhóm (Thảo luận, trình bày); Làm việc trên lớp (Tiếp thu kiến thức mới, trình bày ý kiến, phản biện, đánh giá, luyện kỹ năng)

23 kỹ thuật dạy học (T-1, 2, 3…) gồm:

T-1, 2 & 3: Hướng dẫn các bước sử dụng: tự tiếp cận, làm việc nhóm và học trên lớp, đối với cả hai loại hình: lớp truyền thống và lớp on-line.

T-4. Didactic  Conversation (Hội thoại tư vấn): (lớp on-line). Huấn luyện học sinh thảo luận trực tiếp với người tư vấn, gọi là tutor về nội dung cũng như khúc mắc trong quá trình trải nghiệm (thực hành).

T-5. Dictogloss (Chính tả ngữ pháp). Huấn luyện năng lực nghe hiểu và tái tạo cấu trúc câu/đoạn qua các bước Nghe từ dầu đến cuối - nghe & ghi lại trọng âm câu - Tái tạo cấu trúc đoạn.

T-6. Project ( Bài tập sáng tạo). Huấn luyện khả năng thực hiện một nhiệm vụ (chủ đề) thống qua các bước đi sáng tạo của người thực hành.

T-7. Mind Mapping (Dựng sơ đồ). Huấn  luyện khả năng phát hiện ý tưởng và kết nối các ý tưởng của một bài nghe/đọc bằng một sơ đồ.

T-8. Predicting (Phán đoán). Huấn luyện khả năng hồi tưởng những sự kiện và khả năng giải mã vấn đề  trong tương lai, giải pháp của sự kiện vừa xảy ra. Sử dụng công nghệ video.

T-9. Telling a Story (Kể chuyện). Bao gồm kể truyện ngắn, truyện dân gian, và đặc biệt là những câu chuyện vừa xảy ra mà mình được chứng kiến hoặc nghe thấy. Huấn luyện năng lực trình vày vấn đề.

T-10. Role-play (Đóng vai giao tiếp). Huấn luyện năng lực giao tiếp bằng lời. Huấn luyện khả năng tạo dựng, duy trì tình huống trong giao tiếp bằng lời.

T-11. Remember & Recall (Ghi nhớ và Gợi nhớ). Luyện trí nhớ: lập mã, lưu giữ và gợi nhớ.

T-12. Who-What-Where-When-Why-How (Câu hỏi WH-&How). Huấn luyện khả năng khai thác thông tin chi tiết của một bài nghe hiểu và đọc hiểu.

T-13. Chaining (Chuỗi hành động). Huấn luyện khả năng nghĩ nhanh, tăng cường vốn từ vựng và trình bày tóm tắt.

T-14. Telling Your Souvenirs (Kể về kỷ vật của bạn). Luyện khả năng gợi nhớ sự kiện, sự kiện văn hóa và sử dụng ngôn ngữ kể truyện (dùng các thời quá khứ).

T-15. Talking about Wonderful Discoveries & Inventions (Nói vè những phát kiến và phát minh tuyệt vời). Khai thác kiến thức về thế giới, lịch sử phát triển khoa học. Huấn luyện khả năng Q&A và năng lực hồi đáp.

T-16. Q&A With Your Doctor (Hỏi-đáp với bác sĩ). Huấn luyện khai thác chủ đề sức khỏe.

T-17. Teaching Listening (Dạy NGHE). Tự tiếp cận, Làm việc nhóm, Nghe lấy ý chính, Nghe lấy ý chi tiết, Thảo luận, Bình luận, Tóm tắt.

T-18. Teaching Reading (Dạy ĐỌC). Skimming & Scanning. Self-access, Team work, Main Meeting: Thảo luận, Phản biện. Trình bày.

T-19. Teaching Writing (Dạy VIẾT). Khi cầm bút chúng ta không chỉ viết một câu hoặc một vài câu không có liên kết gì với nhau. Chúng ta sản sinh ra một chuỗi câu, xắp xếp theo một trật tự cụ thể và kết nối chúng với nhau theo một cách nhất định.(Trích Donn Byrne, 1998). Làm thế nào?

T-20. Teaching Speaking (Dạy NÓI). Người thông minh nói vì họ có điều cần phải nói; Kẻ điên nói vì chúng phải nói ra điều gì đấy. (Trích Plato). Huấn luyện phương pháp cấu tạo bài nói, sử dụng từ vựng, giọng nói, sử dụng yếu tố giao tiếp không lời, kỹ thuật kết nối ý tưởng.

T-21. Teaching Presentation Skills (Năng lực trình bày). Chuẩn bị, thu thập dữ liệu, tổ chức ý tưởng và yếu tố tạo hứng thú cho người nghe.

T-22. Teaching Interviewing Skills (Kỹ năng phỏng vấn). Cuộc phỏng vấn không phải là bài kiểm tra kiến thức mà là khả năng dùng nó đúng thời điểm. (Trích Anonymous).

T-23. Culture Comparison (So sánh văn hóa). Trí tuệ không thể độc lập với văn hóa. (Trích Lev Vygotsky). Luyện sử dụng sơ đồ để thể hiện sự khác nhau về văn hóa qua một sự kiện văn hóa.

Thầy Nguyễn Quốc Hùng là một trong những chuyên gia về giảng dạy Tiếng Anh hàng đầu ở Việt Nam với 34 năm công tác và giảng dạy tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, 21 năm xây dựng các chương trình Tiếng Anh trên truyền hình VTV2 (từ năm 1986 đến 2007) và 13 năm trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (từ năm 1994 đến 2007).

Đến nay, thầy Hùng đã biên soạn trên 100 cuốn sách phục vụ giảng dạy và học tập tiếng Anh, xây dựng hơn 1.000 bài giảng trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.